Phòng Trừ Chuột Hại Lúa
Lúa xuân ở miền Bắc đang sinh trưởng giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, điều kiện thời tiết vụ xuân ấm hơn so các năm trước kết hợp nguồn thức ăn trên đồng ruộng phong phú thuận lợi cho chuột sinh sản tích lũy số lượng lớn và gây hại mạnh.
Tính đến nay toàn khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có hàng nghìn ha lúa bị chuột gây hại với tỷ lệ phổ biến 4 - 5%, cao 15 - 20%, cục bộ có nơi 40 - 50%.
Chuột gây hại tập trung những vùng cao cưỡng không chủ động nước, gần gò đồi, ven làng, vùng bán sơn địa; những ruộng lúa giai đoạn đẻ nhánh vị chuột gây hại không có khả năng đền bù sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này. Ngoài ra chuột còn gây hại trên một số cây trồng khác như lạc, ngô, rau màu...
Để chủ động trong công tác phòng trừ chuột nhằm ngăn chặn mức độ gây hại, cần tập trung một số giải pháp kỹ thuật sau:
- Biện pháp canh tác: Phát quang bờ, bụi rậm, gò đống,... làm mất nơi cư trú của chuột. Ruộng gần làng, gần đường, gần khu nghĩa trang,... thường xuyên bị chuột gây hại nặng, quây rào ni lông xung quanh, kết hợp đo rọ bắt chuột.
- Biện pháp thủ công: Đào hang, đổ nước, hun khói, xông hơi bằng đất đèn, soi đèn... Dùng các loại bẫy bắt thủ công như: Bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy dính...
- Biện pháp sinh học: Khuyến khích người dân nuôi mèo, bảo vệ thiên địch của chuột như rắn, các loài chim... Sử dụng chế phẩm sinh học như dùng Boirat đặt nơi có chuột thường qua lại, chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, kho tàng.
Cách sử dụng Biorat: Dùng 20 - 50 gr đặt trong khoảng từ 2 - 5 m ngay cửa hang trên đường mòn chuột thường qua lại, đặt thuốc vào buổi chiều, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Khi mở gói thuốc ra nên dùng hết một lần. Không trộn lẫn Boirat với các loại bả khác.
- Biện pháp hóa học: Dùng thuốc Storm 0,005% block bait: Đặt bả storm trước miệng hang chuột hoặc dọc đường chuột hay qua lại, nơi chuột cắn phá, cứ cách 2 - 4 m đặt 1 - 2 viên, cách 7 ngày kiểm tra các điểm đặt bả 1 lần để bổ sung bả ở các nơi chuột đã ăn. Dùng thuốc Forkeba 20%: Trộn 1 gói (2 gr) với một phần mồi như cám bột, gạo, ngô, lạc, cá... đặt mồi ở những chỗ chuột thường qua lại.
Lưu ý khi đánh thuốc cần thông báo rộng rãi trong khu dân cư, tổ chức thu gom mồi thừa, xác chuột chôn cẩn thận đảm bảo an toàn cho người, động vật nuôi và môi trường. Tuyệt đối không dùng thuốc chuột Trung Quốc là thuốc ngoài danh mục không được phép sử dụng.
Related news
Nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh như nấm bệnh von mạ, bệnh khô vằn, đạo ôn, tiêm hạch; vi khuẩn gây bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá lúa… tồn tại trên vỏ trấu hạt giống biểu hiện bằng các đốm, vết màu nâu, đen nhỏ trên hạt thóc.
Xanthomonas oryzae) Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên
Trứng hình bầu dục, khi mới đẻ có màu trong suốt, lúc sắp nở có màu vàng nhạt. - Sâu non mới nở thân có màu trong suốt, sau lần lột các thứ nhất có màu vàng nhạt. Cơ thể hình ống, râu dài không quá ½ cơ thể, đầu nhỏ hơn ngực.
1. Các biện pháp đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn đã được áp dụng trên thế giới và có thể áp dụng ở nước ta: Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Biện pháp này bao gồm các công việc kỹ thuật chủ yếu trong quá trình cải tạo đất giảm độ mặn, do đó đòi hỏi nhiều tài nguyên đầu vào, chi phí cao nên rất khó đáp ứng đối với nông dân bình thường.
Vào thời điểm mạ được 3 - 4 lá thật cần bón phân DAP để bổ sung dinh dưỡng với liều lượng từ 10-15kg/1.000m2. Theo khuyến cáo thì vùng tôm - lúa tốt nhất nên cấy khi tuổi mạ già (mạ có thời gian sinh trưởng khoảng từ 40 - 50 ngày) để tăng khả năng chống chịu của cây mạ trong điều kiện khó khăn, bất lợi. Chọn mạ tốt, cứng cây, to khỏe, có từ 8 - 10 lá màu xanh hơi ngả vàng đem cấy vào ruộng.