Cam
Home / Cây ăn trái / Cam

Phòng Trừ Bệnh Ghẻ Nhám Trên Cây Có Múi

Phòng Trừ Bệnh Ghẻ Nhám Trên Cây Có Múi
Publish date: Friday. March 16th, 2012

Tác nhân gây bệnh là do nấm Elsinoe fawcetti. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non. Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng là vàng và rụng sớm. Trên trái, vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng (phân biệt vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai). Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết. Tùy theo sự sinh trưởng của lá, vết bệnh mở rộng và hóa bần (vết bệnh nổi lên là do mô phát triển không bình thường gây ra bởi tác động của một số chất hóa học của nấm ký sinh tiết ra, còn mô hóa bần là phản ứng tự vệ của ký chủ chống lại nấm ký sinh). Vết bệnh trên trái chanh và cam sành thường nhô cao hơn trái cam mật.

 
Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên lá và cành non đã nhiễm bệnh, sau đó theo gió và nước mưa sẽ lây lan qua những lá mới. Bệnh ghẻ nhám phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa; tấn công giai đoạn cây ra đọt non, cành non hoặc trái non. Nấm xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương, sau khi xâm nhập 3-10 ngày có thể hình thành vết bệnh. Nhiệt độ cao (>28oC) là yếu tố kiềm hãm bệnh. Bệnh phát sinh nhiều trên các vườn cây thiếu chăm sóc. Bệnh gây hại phổ biến nhất trên chanh, cam mật, cam xoàn và cam sành. 
Biện pháp phòng trừ
- Tránh trồng cây con bị bệnh. 
- Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng. 
- Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước.  
- Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.  
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh. 
 - Sử dụng các loại thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Norshield 86.2 WG,… liều lượng 10g/bình 8 lít nước, phun giai đoạn chồi non mới nhú hoặc vừa tượng trái. Nếu áp lực nguồn bệnh quá cao, nên phun các loại thuốc như: Benomyl 50WP, Plant 50WP,… liều lượng 15-20g/bình 8 lít,  phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly để an toàn sức khỏe người tiêu dùng.


Related news

Bón Phân NPK Văn Điển Cho Cây Cam Bón Phân NPK Văn Điển Cho Cây Cam

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, Trường Đại học Nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông trong nước đã xác định trung bình 1 tấn quả cam tươi chín, cây cam cần: 1.773g N; 506g P2O5; 3.194g K2O; 367g MgO; 1.009g CaO; 142g S, 3g Fe; 0,8g Mn; 1,4g Zn; 0,6g Cu; 2,8g B.

Friday. August 30th, 2013
Bón Phân Cho Cam Sau Khi Thu Hoạch Bón Phân Cho Cam Sau Khi Thu Hoạch

Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 - 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.

Wednesday. December 4th, 2013
Các nhà khoa học xác nhận những con sâu ăn bả bẫy sên Các nhà khoa học xác nhận những con sâu ăn bả bẫy sên

Giám sát về đêm của các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã xác nhận rằng, những con sâu phàm ăn ở Tây Bắc Thái Bình Dương chính là thủ phạmẩn sau sự biến mất của các loại thuốc trừ sâu trên cánh đồng được sử dụng để kiểm soát những con sên tham ăn.

Tuesday. May 10th, 2016
Làm thế nào để điều chỉnh pH trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh Làm thế nào để điều chỉnh pH trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh

Điều chỉnh pH của nguồn nước là rất quan trọng đối với lượng dinh dưỡng sẵn có tối đa. Hiếm khi có nguồn nước, thậm chí từ giếng, hoàn toàn phù hợp

Wednesday. March 8th, 2017
Biện pháp kỹ thuật để vườn cam trĩu quả, lâu già cỗi Biện pháp kỹ thuật để vườn cam trĩu quả, lâu già cỗi

Cam là loại cây có múi trồng mau cho trái, năng suất cao, phẩm chất ngon, cung cấp nhiều vitamin C, được người tiêu dùng ưa chuộng

Wednesday. April 26th, 2017