Phòng Trị Nhãn Chổi Rồng Theo Quy Trình, Tỷ Lệ Nhiễm Bệnh Chỉ Còn 5 - 20%

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh vừa tổng kết mô hình “Trình diễn khắc phục bệnh chổi rồng trên cây nhãn tiêu da bò” trên diện tích 3ha tại ấp Phú An (xã Bình Hòa Phước - Long Hồ - Vĩnh Long).
Sau hơn 10 tháng thực hiện theo sổ tay hướng dẫn do Cục Bảo vệ thực vật và Bộ Nông nghiệp và PTNT phát hành về biện pháp phòng trị và được cán bộ trực tiếp tập huấn tỉa cành, phun xịt thuốc, bón phân và quản lý dịch bệnh, mô hình mang lại nhiều kết quả khả quan. Lợi nhuận cao gấp 2,5 lần và diện tích nhãn nhiễm bệnh chổi rồng tỷ lệ chỉ còn từ 5- 20%, trong khi nhãn ngoài mô hình lên đến 80%.
Qua đây, nhà vườn đã kiến nghị ngành nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu quy trình quản lý dịch bệnh, giảm chi phí phòng trị để nông dân áp dụng và nhân rộng.
Related news

4 năm trở lại đây, với sự “đỏng đảnh” của cây mía, diện tích vùng mía ở Đông Nam bộ cũng như ở các vùng, miền khác trong nước đã giảm đáng kể.

Thời gian qua, rệp sáp bột hồng gây hại sắn ở hầu hết địa phương trong tỉnh Phú Yên (trừ TP Tuy Hòa). Có thời điểm, rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại cao nhất lên đến trên 315ha, lúc đó huyện Sông Hinh có diện tích sắn bị nhiễm rất cao.

Năm 2015, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có công văn gửi UBND tỉnh Lào Cai về việc cấp không 80 tấn ngô giống (gồm 3 giống ngô nếp, 1 giống ngô tẻ) và 15 tấn hạt giống rau các loại từ nguồn giống dự trữ quốc gia để trồng trong vụ mùa.
Cây nghệ vàng vốn là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc là loại cây trồng truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân xã Chí Tân (Khoái Châu - Hưng Yên). Tuy nhiên gần đây, hàng trăm mẫu nghệ trong xã bỗng nhiên bị bệnh “lạ” tấn công khiến người dân vô cùng lo lắng.

Nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang vào vụ thu hoạch rộ cà phê. Thế nhưng, do năng suất thấp, giá bán giảm nên người trồng cà phê kém vui.