Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Phòng, Trị Cúm Gia Cầm Hiệu Quả

Phòng, Trị Cúm Gia Cầm Hiệu Quả
Publish date: Friday. December 30th, 2011

Nhận biết bệnh cúm gia cầm

Tuỳ theo loài nhiễm bệnh mà triệu chứng bệnh cúm gia cầm thể hiện khác nhau.

- Ở gà: Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày, gà nhiễm trùng huyết, viêm đường hô hấp và xuất huyết ở nội tạng và tổ chức dưới da. Gà bị nhiễm H5N1 chết nhanh, trong vòng 48 giờ tỉ lệ chết có thể lên đến 90% và trong 3 - 4 ngày sau khi nhiễm, có thể chết hết toàn đàn. Đàn gà nhiễm bệnh có các triệu chứng như xù lông, tiêu chảy và có âm hô hấp. Trước khi chết gia cầm nhiễm bệnh có biểu hiện triệu chứng thần kinh gồm bại liệt và xoăn vặn cổ. Bệnh tích có thể quan sát được là phổi xung huyết trầm trọng, lách sưng to, mề, tiền mề và ruột xuất huyết. Xuất huyết dưới da của ống chân, phù quanh mí mắt, mào và tích tụ huyết xanh tím.

Bệnh tích xuất huyết niêm mạc dạ dày cơ và dạ dày tuyến rất dễ nhầm với bệnh Newcastle ở gà; gan xung huyết, phù nề có các điểm hoại tử rất dễ nhầm với bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm.

- Ở vịt: Triệu chứng thể hiện nhẹ hơn gà, đa số vịt mang trùng không thể hiện triệu chứng và chết thể cấp tính với biểu hiện triệu chứng thần kinh, co giật. Bệnh tích viêm nhẹ mí mắt và xuất huyết nội quan của vịt, bệnh cũng rất giống với bệnh dịch tả vịt.

Triệu chứng ở các loài gia cầm khác như chim cút, ngan, ngỗng chỉ thể hiện ủ rũ và chết đột ngột với tỉ lệ cao.

Phòng bệnh cúm ở gia cầm:

- Đổi mới phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi tập trung, cách xa khu dân cư theo quy trình chăn nuôi khép kín là điều kiện hàng đầu trong phòng bệnh. Chủ động tiêm phòng cho đàn gia cầm của mình với tỉ lệ 100%.

- Kiểm soát giết mổ: Xây dựng các lò giết mổ gia cầm tập trung để kiểm soát nguồn gốc và tình hình dịch bệnh của gia cầm giết mổ, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ.

- Không buôn bán gia cầm sống tại các chợ và khu vực đông dân cư.

- Tiêm phòng bằng vắc-xin H5N1 cho gà và vịt. Gà 2-5 tuần tuổi tiêm 0,3ml/con, trên 5 tuần tiêm 0,5ml/con, sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần. Vịt 2-5 tuần tuổi tiêm 0,5ml/con, sau 28 ngày tiêm nhắc 1ml/con, sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

- Tăng cường dinh dưỡng: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia cầm đầy đủ dưỡng chất có thể giúp gia cầm tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

- Tiêu độc sát trùng: Phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần bằng các loại thuốc thông dụng như nhóm aldehyde (formol, glutaraldehyd), phenol, các phức hợp chứa Iodine, các loại hóa chất gây oxy hóa (sodium dodecyl sulfate) đều có hiệu quả trong diệt trừ mầm bệnh ở ngoài môi trường, từ áo quần, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển.

- Giám sát chặt chẽ sức khoẻ đàn gia cầm hàng ngày, phát hiện nhanh những biểu hiện bất thường như giảm ăn, giảm đẻ, gia cầm chết đột ngột đều phải được lấy mẫu xét nghiệm.

- Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm nuôi, chim và gia cầm hoang dã, đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung gian như thức ăn, nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan...

- Khi có kết quả xác định bệnh cúm phải thực hiện tiêu huỷ toàn đàn và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y.


Related news

Chuẩn Bị Điều Kiện Trước Khi Nuôi Gà Công Nghiệp Lông Trắng Chuẩn Bị Điều Kiện Trước Khi Nuôi Gà Công Nghiệp Lông Trắng

Chuồng nuôi gà phải được thiết kế đúng kỹ thuật, bảo đảm độ thông thoáng để thoát nhanh khí độc; nếu nuôi kín cần có hệ thống quạt hút đẩy không khí. nền chuồng cao ráo tráng xi măng nhẵn, có độ dốc ra máng tiêu nước để thoát nước nhanh. Bố trí chuồng nuôi gà ở nơi cao ráo, xa khu dân cư tối thiểu 500m.

Friday. July 26th, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Gà Siêu Hiệu Quả Ở Nhật Bản Kỹ Thuật Nuôi Gà Siêu Hiệu Quả Ở Nhật Bản

Phương pháp miễn dịch tròn đời từ khi gà nở đến khi được 18 ngày tuổi, trên vỏ trứng chọn một điểm tùy ý, dùng giấm làm mềm điểm đó, sau đó tiêm một liều vacxin phòng bệnh vào phôi thai, khi gà con nở ra về cơ bản đã có trong mình khả năng phòng bệnh trọn đời.

Friday. August 2nd, 2013
Để Gà Đẻ Tốt Trong Mùa Nóng Để Gà Đẻ Tốt Trong Mùa Nóng

Thực nghiệm đã chứng minh, mùa hè vào thời kỳ nhiệt độ cao mà tăng thêm 1,5% dầu đậu nành thì tỉ lệ đẻ trứng của gà cũng tăng lên rõ rệt. Chính vì vậy, giảm lượng các loại thức ăn ngũ cốc như ngô, duy trì ở mức không quá 50 – 55%, đồng thời gia tăng một lượng thích hợp các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao có thể đảm bảo phát huy tính năng sinh sản của gà đẻ.

Saturday. August 3rd, 2013
Tăng Tỷ Lệ Nở Trứng Gà Giống Tăng Tỷ Lệ Nở Trứng Gà Giống

Nuôi gà đẻ trứng phôi (loại trứng có trống) bán cho các lò ấp nhân giống cho thu nhập cao. Những quả trứng chất lượng tốt, to, vỏ chắc, bóng đẹp, độ đồng đều cao, nở nhiều, gà giống khỏe mạnh sẽ có uy tín, bán được giá.

Thursday. August 8th, 2013
Phòng Bệnh Niucatxơn (Gà Rù) Bằng Thuốc Đông Y Phòng Bệnh Niucatxơn (Gà Rù) Bằng Thuốc Đông Y

Niucatxơn là bệnh nguy hiểm ở gà, thường xảy ra quanh năm, nhất là lúc giao mùa nhiệt độ hạ thấp. Bệnh do vi-rút gây ra và lây lan nhanh, mạnh, tỷ lệ gà mắc bệnh và chết cao ở mọi lứa tuổi.

Thursday. August 8th, 2013