Phỏng Trị Bệnh Cho Heo
Ta có câu: "phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh ". Con heo nhìn bề ngoài thấy có vóc dáng cao to, mập mạnh tưởng sức khỏe có thừa nhưng nó lại là loài vật vướng nhiều thứ loại bệnh tật nhất, và cũng dễ chết vì những thứ bệnh tật đó. Thế nhưng, nếu biết phòng bệnh cho heo bằng cách tạo môi trường sống tốt, thức ăn giàu dinh dưỡng, bằng cách chích ngừa các bệnh truyền nhiễm mà heo thường gặp và cũng giết hại nhiều heo thì có thể dễ dàng ngăn ngừa một số bệnh, trong đó có những bệnh hiểm nghèo dến với nó.
95. Để phòng bệnh cho heo ta cần phải làm gì ?
Để phòng bệnh cho heo không gì tốt hơn là chủng ngừa thứ bệnh truyền nhiễm do cực vi trùng vi khuẩn gây ra như bệnh dịch tả, bệnh toi, bệnh lơ mồm long móng, …mà nếu vướng phải heo sẽ chết hàng loạt, vì bệnh lây lan rất nhanh ra diện rộng. Ngoài ra ta còn phải tạo môi trường sống cho heo thật tốt như chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, đồng thời cung cấp cho heo khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng để giúp chúng tăng sức đề kháng, lướt qua một số bệnh tật thông thường.
96. Thế nào gọi là vệ sinh phòng bệnh ?
Vệ sinh phòng bệnh là cách ngăn ngừa tiêu diệt những mầm bệnh từ trong khu vực chăn nuôi heo, và ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào..
Để ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh từ bên trong khu vực chăn nuôi heo, không gì tốt hơn là thường xuyên đẩy mạnh công tác vệ sinh chuồng trại. sát trùng chuồng trại và cả những vật dụng như máng ăn, máng uống, thau, xô, thậm chí đến cuốc xẻng, chổi…
Còn ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào thì cũng có nhiều cách như không dễ dãi để người lạ bên ngoài vào chuồng trại. Nếu cần thiết phải vào người đó phải giẫm ngập giày dép của họ lên máng đựng đầy vôi sống để tiêu diệt hết những loại vi trùng gây bệnh mà người đó vô tình mang theo. Ngoài ra, còn phải triệt để ngăn chặn các loại gia cầm gia súc và các loại thú hoang bên ngoài lai vãng trong khu vưc nuôi heo , vì đó là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cần phải ngăn ngừa. Không nên mua heo giống về nuôi từ những vùng nghi ngờ đang có dịch bệnh hoành hành.
97. Triệu chứng và cách phòng tri bệnh dich tả heo ra sao ?
Bệnh dich tả heo do virút mang tên Suipes Tifer gây ra và heo mọi lứa tuổi đều mắc phải. Đây là bệnh truyền nhiễm đáng sợ,lây trực tiếp từ lợn bệnh sang heo mạnh sống chung chuồng với nhau qua thức ăn, nước uống và các dụng cụ trong chuồng có sẵn mầm bệnh. Từ đó, bệnh được truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt và cả người chăm sóc lợn và lây tràn lan sang các trại lợn khác quanh vùng...
Heo bị mắc bệnh này chết 100% trong thời gian ngắn, chỉ trong 5 - 7 ngày mà thôi.
Heo bệnh nóng sốt đến 41 độ C, bỏ ăn chỉ uống nhiều nước. Mắt heo bệnh nhiều ghèn, niêm mạc mắt dỏ, ở vành tai, vùng bụng xuất hiện nhiều mụn dỏ trước chỉ nhỏ bằng đầu que nhang sau lớn dần bằng mút đũa khiến heo đâu đớn. Sau đó heo bị bại hai chân sau và chết. Nếu mổ heo bệnh ta sẽ thấy các bộ phận nội tạng của nó hiện tượng xuất huyết.
Khí phát giác trong chuồng có heo bị bệnh này ta nên cấp thời cách ly heo bệnh rồi nuôi riêng để chữa trị, rồi sát trùng khắp khu vực chuồng trại để tiêu diệt hết mầm bệnh. Đối với heo chết vì bệnh này ta chôn cất sâu dưới đất giữa hai lớp vôi dày.
Bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị. Nên trị những heo mới bị bệnh bằng cách chích thuốc trụ sinh với liều lượng sau:
Chích Terramycine liều 1cc cho heo con, liều 2cc cho heo lứa và dưới 10cc cho heo trên 100kg.
Chích Penicillin 100.000 đơn vị heo lứa và 100.000 đơn vị cho heo 100kg trở lên.
Chích vitamine C, liều 2cc cho heo con và 5cc cho heo lớn.
Bệnh dịch tả tuy chưa có thuốc đặc trị, nhưng đã có thuốc ngăn ngừa dịch tả heo, nên chích ngừa đúng định kỳ cho heo mọi lứa tuổi. Heo con mới 4 tuần tuổi đã chích ngừa bệnh này.
98. Triệu chứng và cách phòng tri bệnh Toi heo ra sao ?
Bệnh toi gọi là bệnh tụ huyết trùng do vi trùng Pasteurella gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh từ chuồng này sang chuồng khác khiến heo bị chết hàng loạt. Vi trùng Pasteurella sống trong đất, trong nước, trong không khí, nên lây lan qua thức ăn, nước uống, qua phân, nước tiểu sẵn chứa mầm bệnh. Bệnh này xảy ra dưới ba dạng: nặng, nhẹ và kinh niên.
Bệnh nhẹ heo sưng phổi, đàm nhiều nên khó thở, và ho nhiều. Có nhiều mụn đỏ nổi dưới bụng. Heo sẽ chết trong bốn ngày.
Bệnh nặng heo sốt cao(trên 40 độ C), heo bỏ ăn, phù cổ, sưng cuống họng, phổi tụ huyết khiến heo thở khó khăn. Nước mắt, nước mũi heo bệnh chảy liên tục. Sau đó có nổi hạch khiến heo cứng hàm rồi chết.
Bệnh dạng kinh niên heo chi sốt nhẹ nên ăn uống được chút ít, nhưng bị tiêu chảy nhiều nên mau kiệt sức. Sau đó sưng phổi, sưng khớp xương nên nằm một chỗ và chết lần mòn.
Heo bị bệnh này không chữa kịp thời bằng loại thuốc trụ sinh như Penicillin, Streptomycine… Chưa có thuốc đặc trị bệnh này nhưng có thuốc chủng ngừa, và thuốc đó hiệu nghiệm trong 6 tháng. Vì vậy với heo con nên chủng ngừa vào lúc chúng được 37 ngày tuổi.
99. Triệu chứng và cách phòng tri bệnh lỏ mồm long móng heo ra sao ?
Bệnh lỏ mồm long móng do virút heo gây ra cho heo, trâu bò, dê, cừu, lây qua niêm mạc và đường tiêu hóa. Heo con heo lớn đều mắt phải bệnh này, và thường heo con mắt bệnh nặng hơn heo lớn.
Khi mắc bệnh, các viêm mạc như da như miệng, lưỡi, kẽ chân đều viêm đỏ khiến heo con không bú được và heo lớn cũng không ăn uống được nên kiệt sức dần mà chết.
Bệnh này vốn là bệnh của trâu bò, dê cừu, nhưng lây sang heo qua thú trung gian như chuột bọ, gà vịt, và cả người chăm sóc. mầm bệnh cũng vướng trong các dụng cụ chăn nuôi qua máng ăn, máng uống, qua phân, nước tiểu của heo bệnh truyền sang heo mạnh.
Heo bị bệnh này sốt cao (41 độ C) mồm bị mụn lở loét và móng chân bị long ra, kẽ móng chân cũng nổi mụt, mưng mủ, nếu không chữa trị kịp thời các móng chân heo sẽ bị sút ra.
Bệnh này hiện nay chưa có thuốc đặc trị, và cũng chưa có thuốc chủng ngừa, chỉ có cách phòng bệnh mà thôi như giữ vệ sinh chuồng trại cho sạch sẽ, thoáng mát; cho heo ăn với khẩu phần ăn nhiều chất dinh dưỡng. Phải cách ly ngay heo bệnh ra khỏi khu vực heo mạnh. Heo chết phải chôn sâu dưới đất giữa hai lớp vôi dày.
Trị bệnh này bằng cách chích các loại thuốc trụ sinh dạng, trợ lực bằng vitamine C, dùng thuốc tím pha loãng, nước muối hay nước cốt chanh rửa những mụn loét để sát trùng, sau đó rắc thuốc trụ sinh dạng bột lên các vết thương đó cho đến khi heo lành hẳn bệnh.
100. Triệu chứng và cách phòng tri bệnh heo con đi tiểu phân trắng ra sao ?
Bệnh heo con đi tiểu phân trắng do vi trùng E.Coli, Samonella gây ra. Heo con dưới hai tháng tuổi mắc phải bệnh này, nếu không chữa trị kịp thời, để dây dưa heo bị bệnh nặng sẽ khó trị.
Heo bị bệnh dáng ủ rũ, tai lạnh, da nổi gai ốc, lông xù lên. Heo con đi tiểu phân trắng bốc mùi tanh hôi.
Bệnh có nguyên nhân sau đây:
Do heo con thiếu chất sắt
Do heo con bú qua no nên tiêu hóa không kịp
Do sữa mẹ chứa nhiều chất béo.
Cách phòng ngừa là nên chích chất sắt cho heo con sơ sinh.
Cách chữa trị cho heo bị bệnh nhẹ là uống Sulfaguanidine, Carbothreepharco…
Với heo bị nặng phải chích thuốc Terramycine, Gentamox với liều 1cc cho heo trọng lượng 10kg.
101. Triệu chứng và cách phòng tri bệnh ghẻ heo ra sao ?
Bệnh ghẻ do con ghẻ Sarcoptes Scabiei gây ra, và heo mọi lứa tuổi đều bị bệnh này.
Heo bệnh bị ngứa ngáy ngoài da nên thường cọ mình vách vào chuồng cho đã ngứa, từ đó làm xây xát mình mẩy, da dẻ sần sùi từng đám và cho lông rụng. Do ngứa ngáy hoài nên heo mất ngủ và biếng ăn.
Nguyên nhân do môi trường sống của heo không hợp vệ sinh như ẩm thấp, nền có nước tù đọng và thường xuyên dơ bẩn. Heo ít được tắm và ít cho ra sân nắng vận động…
Với heo bệnh ta nên cách ly nuôi riêng, để có cách chữa trị riêng bằng cách hằng ngày tắm chải cho heo bệnh, chà xát mạnh tay bằng bàn chải nơi bị ghẻ cho rướm máu, sau đó bôi dung dịch Violet lên da. Cứ tiếp tục trị như vậy cho đến khi heo lành hẳn bệnh mới cho nhập bầy.
Tại chuồng heo bệnh, nên tổng vệ sinh và sát trùng cùng khắp, kể cả dụng cụ chăn nuôi, như vậy mới diệt được mầm bệnh.
Related news
Những quyết định phù hợp để kiểm soát sớm và giảm thiểu thiệt hại kinh tế đới với dịch lở mồm long móng
Tìm kiếm những chất bổ sung nhằm thay thế cho kháng sinh (đang bị cấm tại nhiều nước) trong thức ăn gia súc.
Các chữ cái viết tắt PMWS bắt nguồn từ cụm từ “post-weaning multi-systemic wasting syndrome” có nghĩa là hội chứng suy nhược đa hệ thống sau khi cai sữa. Cụm từ này được các bác sĩ thú y dùng để chỉ căn bệnh thường thấy ở lợn con tầm từ 8-10 tuần tuổi. Biểu hiện của bệnh này trong giai đoạn đầu là lợn bị nhiễm bệnh sẽ trở nên hao gầy trong thời gian dài. Căn bệnh này có thể làm chết lợn và thiệt hại kinh tế cho rất nhiều nhà chăn nuôi.