Phòng tránh tôm chết hàng loạt
Tôm chết hàng loạt do mắc bệnh là tình trạng thường gặp trong quá trình nuôi tôm theo hình thức công nghiệp. Do đó việc phòng tránh hiện tượng tôm chết hàng loạt để đảm bảo năng suất là điều cực kỳ quan trọng.
Tôm chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho người dân
Một số nguyên nhân, cách phòng tránh tôm chết hàng loạt:
Môi trường bị ô nhiễm
Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tôm chết hàng loạt. Trước hết, có thể là do nguồn nước nuôi tôm bị nhiễm phèn. Trong đó, phèn cũng có hai loại phèn sắt (phèn nóng) và phèn nhôm (phèn lạnh), cũng có khi do hỗn hợp của cả hai loại phèn này, trong điều kiện pH của môi trường nước thấp. Phèn thường xuất hiện khi ta xử lý ruộng, đào kinh, lên liếp, bao ví thành vuông tôm mà không tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi tôm và đào ao nuôi tôm. Đặc biệt, đất vùng nuôi tôm chủ yếu là vùng đất mặn trên nền phèn tiềm tàng.
Đặc tính nổi bật của loại đất này là trong điều kiện có nước mặn, nước lợ thường xuyên trên mặt, sẽ khống chế, đất không bị phèn hóa, ruộng tôm vẫn an toàn. Nhưng nếu ta đào đắp hay xáo trộn đất hay để đất tiếp xúc với oxy trong không khí thì quá trình phèn hóa xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Kết quả của quá trình này là các chất như: Al3+, Fe2+, SO4(-2) sẽ xuất hiện rất nhanh và rất nhiều. Còn trình tự xuất hiện trước hết là Fe2+ rồi đến SO4(-2) và cuối cùng, khi pH xuống thấp thì giải phóng ra rất nhiều Al3+ từ các lớp đất sét. Lúc này, nồng độ các độc chất tăng nhanh, đột ngột, có thể từ 0ppm (phần triệu) tăng lên đến hàng trăm và có thể hàng ngàn ppm. Tuy nhiên, khả năng chịu đựng của tôm với các chất độc này rất thấp, nhất là với nhôm, chỉ 4,5 – 10,5ppm là có ảnh hưởng tới tôm, nhất là đối với tôm con. Cho nên, khi xây dựng ruộng thành vuông tôm thì người nuôi phải chú ý, tuân thủ kỹ thuật nuôi tôm và đào ao nuôi tôm để không cho quá trình phèn hóa xảy ra.
Mặt khác, những người nuôi tôm ở vùng này phải chú ý tránh không cho nước rỉ ra từ bờ đắp chảy vào vuông tôm, sau những ngày mới đắp và nhất là sau những trận mưa đầu mùa hay trận mưa nghịch mùa (giữa mùa khô). Bởi vì, trong nguồn nước này chứa rất cao nồng độ độc chất Al3+, Fe2+ và SO4(-2) có thể gây tình trạng tôm bị chết hàng loạt. Một điều rất đặc biệt trong trường hợp này người nuôi tôm rất khó nhận biết hiện tượng. Bởi vì, nó xuất hiện rất nhanh, sau đó liền bị khỏa lấp bởi nước triều lên. Với những người chưa có kinh nghiệm nuôi tôm thì rất khó phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh, do đó kết luận là virus.
Virus
Nguyên nhân tôm thường bị chết hàng loạt là do người nuôi mua phải giống tôm nhiễm virus từ nguồn cung cấp trôi nổi không được kiểm soát do đó việc tuân thủ kỹ thuật nuôi tôm chọn tôm giống ban đầu là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, cũng có ruộng tôm, giống tốt không bệnh nhưng sau một thời gian chúng bị nhiễm bệnh virus ngay trong ruộng hay lây nhiễm từ ruộng bên cạnh, từ nguồn nước ô nhiễm chứa virus. Tuy nhiên, dù là virus có nguyên nhân từ đâu thì hậu quả vẫn là tôm chết hàng loạt mà người dần nuôi tôm quen gọi là “bệnh đầu trắng”. Tôm ở mọi lứa tuổi khi bị nhiễm, nổi lên vật vờ rồi chết. Cần có sự theo dõi sát sao và làm chỉ dẫn của các chuyên gia.
Nhiễm độc hữu cơ
Một nguyên nhân khác làm cho tôm chết hàng loạt là tôm bị nhiễm độc hữu cơ từ đáy ao. Điều này thường xảy ra ở vuông tôm sau 3 - 4 năm nuôi trồng. Bởi chất hữu cơ từ thức ăn thừa lắng xuống đáy ao, kết hợp các loại rong tảo chết, phân giải yếm khí, sản sinh nhiều độc tố như khí hydro sunfua hay mêtan hoặc các hợp chất dạng cơ kim. Tôm có thói quen vùi mình trong các lớp trầm tích ở đáy ao để ngủ nghỉ hay trắng nắng nóng, khi gặp độc chất này thì gây chết rất nhanh.
Vì vậy, người nuôi phải nghiên cứu kỹ các yếu tố môi trường, nắm vững kỹ thuật nuôi với những điều kiện từng nơi. Bên cạnh đó, cần thận trọng hơn trong việc nuôi tôm ruộng lúa đã ngọt hóa, trong rừng ngập mặn và nhất là những ruộng nằm trên nền đất phèn tiềm tàng.
Related news
Độ đục là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước và hiệu suất ao nuôi. Độ đục cũng có thể trở lại bởi các nguồn đục không kiểm soát được
Môi trường nước ao nuôi liên tục tiếp xúc với nhiều kim loại gây ô nhiễm khác nhau như: chì, thủy ngân, cadmium, đồng, asen.
Xác định hiệu quả kháng khuẩn của hạt nano bạc (AgNPs) từ lá trà xanh và lá xoan đối với bệnh hoại tử gan tụy (NHP-B) trong tôm thẻ chân trắng