Home / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Phòng bệnh trên cá tra giống

Phòng bệnh trên cá tra giống
Author: Ban KHKT
Publish date: Wednesday. July 14th, 2021

Hỏi: Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên cá tra giống? (Phạm Thành Công, xã Mỹ An, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long)

Trả lời:

Do cá tra giống còn nhỏ nên nếu mắc bệnh thì mức độ lây lan cực nhanh nên chủ yếu cần tập trung vào các biện pháp phòng bệnh là chính, cụ thể:

Chọn cá bột tại những trại sản xuất có uy tín, đúng tiêu chuẩn, khỏe mạnh.

Cẩn thận khi đánh bắt, vận chuyển, cá rất dễ xây xát, lở loét tạo cơ hội cho các mầm bệnh xâm nhập gây bệnh làm chết nhiều.

Cải tạo ao thật kỹ, vét sạch lớp bùn đáy ao, lọc nước qua túi lọc thật mịn, sử dụng Iodine để diệt bớt các mầm bệnh trong nước, phòng trị dịch bệnh lây lan.

Thả cá giống với mật độ thả vừa phải, từ 200 – 500 con/m2, quá cao tỷ lệ hao hụt sẽ rất lớn.

Định kỳ kiểm tra sức khỏe cá, mỗi biểu hiện bất thường đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời.

Giữ sạch môi trường nuôi, các yếu tố thủy lý hóa ổn định nhất là hàm lượng ôxy hòa tan. Diệt khuẩn, nấm và ký sinh trùng định kỳ để giảm mầm bệnh hiện diện trong ao.

Vào mùa dịch bệnh hoặc thời tiết bất lợi, cá rất dễ bị stress, sốc tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công. Do đó, phải giúp cá tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung thêm Glucan MOS hỗ trợ chức năng gan, tạo thành một màng sinh học bảo vệ niêm mạc ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch với 3 – 5 g/kg thức ăn. 

Hỏi: Cá tra giống có biểu hiện bơi không định hướng, đã chết một số con. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục? (Vũ Văn Khương, xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp)

Trả lời:

Theo mô tả, có thể cá tra đã bị bệnh trùng bánh xe. Bệnh do ký sinh trùng họ Trichodina gây ra. Trùng ký sinh chủ yếu ở da, mang, khoang mũi cá. Khi cá mắc bệnh, trên thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục; da cá chuyển màu xám, cá thường nổi thành từng đàn trên mặt nước. Khi bị bệnh nặng, cá bơi lung tung không định hướng, cá lật mấy vòng chìm xuống ao rồi chết. Bệnh gây tác hại lớn cho các cơ sở ương nuôi giống, tỷ lệ hao hụt có thể lên tới 80%. Bệnh gây hậu quả nghiêm trọng lên cá hương và cá giống, tỷ lệ chết có thể là 90% trong 48 giờ. Bệnh thường xuất hiện trong những ao, bể ương nuôi với mật độ dày, môi trường bẩn. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa. Khi cá bị bệnh, cần dùng nước muối 2 – 3% tắm cho cá trong 10 – 15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5 – 0,7 ppm (0,5 – 0,7 g/m3 nước); dùng CuSO4 0,5 ppm rắc đều xuống ao. Xử lý mầm bệnh trong nước bằng Vicato 1 kg/1.500 – 2.000 m3 hoặc BKC 80 nồng độ 500 – 800 ml/m3 lúc trời nắng, xử lý 2 ngày/lần; 3 lần liên tục. Tạt Vitamin C để cá tăng sức đề kháng và bổ sung glucan vào thức ăn để cá bệnh nhanh hồi phục.

Để phòng bệnh, cần giữ môi trường nước sông nuôi luôn sạch sẽ. Mật độ ương nuôi cá không quá dày (khi đó cảm nhiễm trùng bánh xe tăng 4 – 12 lần).


Related news

Chăn nuôi cá tra - Chất lượng nước và an toàn sinh học Chăn nuôi cá tra - Chất lượng nước và an toàn sinh học

Duy trì chất lượng nước tốt và các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt có thể giúp các trang trại cá tra duy trì năng suất và lợi nhuận.

Monday. May 31st, 2021
Aflatoxin (độc tố vi nấm) đe dọa đến sản lượng cá tra/ cá basa như thế nào Aflatoxin (độc tố vi nấm) đe dọa đến sản lượng cá tra/ cá basa như thế nào

Tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản ở châu Á vượt xa ra ngoài sự đóng góp tương đối cao của nó vào sản lượng nuôi trồng thủy sản

Monday. May 31st, 2021
Biện pháp mới giúp cải thiện sức sinh sản cá tra Biện pháp mới giúp cải thiện sức sinh sản cá tra

Báo cáo mới đây đã tìm ra biện pháp mới giúp cải thiện tuyến sinh dục và đường kính trứng của cá Tra qua đó cải thiện sức sinh sản của cá.

Tuesday. July 13th, 2021