Home / Tin tức / Tin thủy sản

Phòng bệnh phân trắng giai đoạn chuyển mùa

Phòng bệnh phân trắng giai đoạn chuyển mùa
Author: Anh Vũ (Tổng hợp từ Skretting Vietnam)
Publish date: Saturday. June 9th, 2018

Hiện, đang là thời điểm nắng nóng kéo dài cùng những cơn mưa đầu mùa sớm hơn so với mọi năm tại các tỉnh miền Tây. Những biến động về thời tiết trong giai đoạn này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, đặc biệt dịch bệnh phân trắng có thể bùng phát và xảy ra trong các ao nuôi tại thời điểm này.

LORICA giúp tăng cường khả năng phòng bệnh của tôm 

Vậy làm thế nào để có thể phòng tránh và ngăn ngừa bệnh phân trắng trong giai đoạn chuyển giao?  Làm cách nào người dân có thể tăng sức khỏe cho ao tôm, tăng năng suất và mang lại hiệu qua nuôi? Đó là những thắc mắc mà người nuôi tôm luôn đặt ra cho từng giai đoạn và từng thời điểm nuôi!

Thời tiết nắng nóng kéo dài trong những tháng gần đây khiến nhiệt độ nước tăng cao, làm cho quá trình phân hủy vật chất hữu cơ cũng tăng, sinh ra nhiều khí độc dưới tầng đáy, tăng nguy cơ nhiễm độc của tôm khi di chuyển xuống đáy tránh nắng. Đồng thời, khi trời nắng nóng, hàm lượng dinh dưỡng trong ao nhiều, tạo điều kiện cho các loài tảo phát triển; nhất là các loài tảo lam, tảo giáp khi phát triển mạnh sẽ tiết ra độc tố và khi tàn lụi đồng loạt gây thiếu ôxy, ô nhiễm nước ao, làm chết tôm hàng loạt. Những yếu tố môi trường ao nuôi tôm càng thay đổi đột ngột hơn khi xuất hiện những cơn mưa trái vụ hay mưa đầu mùa với lưu lượng nước lớn. Khi đó, nước mưa sẽ cuốn trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi làm pH giảm thấp, nhiệt độ phân tầng, dẫn đến hiện tượng tôm yếu bị chết đột ngột, mất khả năng đề kháng và dễ mắc bệnh như bệnh phân trắng.

Biểu hiện bệnh: Phân tôm màu trắng hoặc vàng nhạt (thấy trong sàng cho ăn hoặc nổi trên mặt nước). Gan tụy mềm nhũn và sưng phồng. Đường ruột màu trắng đục hoặc vàng nâu kèm theo dấu hiệu của lớp vỏ mềm, ốp, thiếu liên kết với mô thịt. Tôm có triệu chứng bơi lờ đờ trên mặt nước, yếu dần rồi chết là những biểu hiện chính để nhận biết ao tôm đang mắc bệnh phân trắng.

Bà con nuôi tôm cần theo dõi và phát hiện sớm thì việc trị bệnh mới có thể hiệu quả và nên áp dụng những biện pháp sau: Xi phông sạch đáy, thay nước, diệt khuẩn Vibrio; Cấy lợi khuẩn Bacillus subtilis xuống ao, chạy quạt liên tục; Bỏ đói tôm 2 - 3 ngày. Khi cho ăn thì trộn dịch chiết lá trầu không với liều 20 - 30 ml cho mỗi kg thức ăn.

Để giúp tôm tăng cường sức khỏe, năng suất và hiệu quả nuôi, bà con nuôi tôm có thể sử dụng thức ăn LORICA như là một giải pháp tối ưu và hiệu quả của Công ty Skretting, giúp bảo vệ ao tôm trong toàn bộ chu kỳ nuôi. Đặc trưng của Lorica giúp tăng cường khả năng phòng vệ không những giúp tôm chống chọi lại các mối đe dọa từ môi trường. LORICA còn góp phần cải thiện cấu trúc của hệ tiêu hóa và tuyến gan tụy, cũng như khả năng kháng lại mầm bệnh. Đây là thức ăn giúp bổ sung những chất dinh dường hỗ trợ việc tăng cường khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh, giúp mỗi cá thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, giảm khả năng lây bệnh từ các thể này sang cá thể khác trong đàn, giảm thiếu nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên cả đàn tôm.

Ngoài tính đặc trưng bảo vệ từ sản phẩm, LORICA còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời, hỗ trợ toàn diện chức năng của gan tụy để đảm bảo các chất dinh dưỡng được hấp thụ một cách tối ưu. Kết hợp giữa tính năng bảo vệ và hỗ trợ, LORICA giúp chống lại các mối đe dọa từ các sinh vật gây bệnh và điều kiện môi trường bất lợi thông qua việc hỗ trợ từ các cơ quan miễn dịch và vận hành của các bộ phận chức năng. Giải pháp tối ưu này còn giảm bớp tác động của vi khuẩn bởi các nguyên liệu sử dụng để tạo ra LORICA cùng tương tác với nhau hỗ tợ sức khỏe cho tôm. Chúng tiêu diệt, làm giảm số lượng vi khuẩn có hại do đó ngăn cản sự liên kết giữa các vi khuẩn với nhau, giúp giảm thiểu tác động của chúng.

Bà con nuôi tôm nên sử dụng LORICA ít nhất 7 đến 10 ngày trước thời điểm tôm stress (đánh bắt, vận chuyển…) hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh, tiếp tục sử dụng trong suốt thời gian nguy hiểm và sau giai đoạn nguy hiểm ít nhất một tuần sau đó. LORICA đặc biệt hiệu quả với điều kiện nuôi có nhiều yếu tố gây stress cho tôm (ví dụ nuôi mật độ cao). Ngoài ra, LORICA là giải pháp phòng ngừa bệnh ESM hiệu quả cho ao nuôi tôm và để phòng bệnh EMS, LORICA nên được sử dụng ít nhất 1 tháng nuôi đầu. Tác dụng bảo vệ tôm của LORICA mất hiệu quả nếu chuyển sang sử dụng loại thức ăn khác. Lưu ý đặc biệt với việc sử dụng LORICA không có nghĩa là không xảy ra bệnh, cần phải việc kết hợp các giải pháp quản lý nuôi tốt khác trong xuyên suốt vụ nuôi.

Với kinh nghiệm nuôi lâu năm, kết hợp với quy trình kỹ thuật nuôi tân tiến cũng như sử dụng những sản phẩm thức ăn hiệu quả; Công ty Skretting vẫn luôn luôn đồng hành cùng bà con trên từng chặng đường, giúp bà con nuôi tôm vượt qua những khó khăn.


Related news

Tiết kiệm năng lượng nuôi trồng thủy sản Tiết kiệm năng lượng nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, năng lượng để phục vụ khâu bơm nước, quạt nước, sục khí, hút bùn, quan trắc môi trường và các hoạt động khác cần 50 - 200 triệu đồng

Friday. June 8th, 2018
Làn sóng công nghệ sinh học thủy sản Làn sóng công nghệ sinh học thủy sản

Qua Hội nghị nuôi trồng thủy sản châu Á - Thái Bình Dương dễ nhận thấy xu hướng của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học

Friday. June 8th, 2018
Những công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm Những công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm

Những công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm: Mô hình CPF-Combine Model, Công nghệ kết nối vạn vật, Ương tôm trên bể nổi, Giải pháp chẩn đoán bệnh sớm

Saturday. June 9th, 2018