Phòng Bệnh Ngã Nước Ở Trâu Bò
Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là Xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.
Nguyên nhân
Bệnh lây lan do ruồi, muỗi, mòng hoặc đỉa, vắt đốt con vật bệnh rồi đốt sang trâu, bò khoẻ. Trâu, bò ở miền núi có thể mang mầm bệnh nhưng do được ăn đủ cỏ, ít phải cày bừa nên mầm bệnh không phát. Nhưng nếu chuyển chúng về miền xuôi, do lượng cỏ hạn chế, lại phải cày bừa nặng nhọc, sức khoẻ giảm sút nên bệnh có thể bùng phát, người dân thường gọi là trâu ngã nước. Với trâu nuôi ở đồng bằng vốn thích nghi với điều kiện sống nên có sức đề kháng tốt hơn, tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.
Triệu chứng
- ở thể mãn tính, trâu gầy sút đi, có biểu hiện phù thũng ở dưới hàm, bụng, háng, cơ quan sinh dục. Nhiều con có thể bị liệt chân sau hoặc cả thân sau, niêm mạc mắt vàng khè hoặc đỏ tía. Sức cày bừa của trâu giảm sút hẳn và dường như không còn sức khoẻ khi bệnh kéo dài vài tuần, nếu vào mùa rét thì trâu đổ gục và chết.
- ở thể cấp tính, trâu đang ở thể trạng bình thường bỗng thở gấp, run rẩy, ngã lăn ra và chết rất nhanh chóng trong vòng vài giờ. ở thể này thường ít gặp hơn thể mãn tính.
Phòng và chống bệnh
Vì bệnh gây tác hại lớn về mặt kinh tế nên bà con cần hết sức đề phòng
- Nếu đưa trâu từ miền núi về đồng bằng cần phải cho chúng ăn uống đầy đủ và cho tập làm quen dần với công việc.
- Đối với những vùng hay xảy ra bệnh ngã nước, cần tiêm phòng cho trâu 2 lần/năm bằng thuốc đặc trị Naganol.
- Cần chú ý diệt muỗi, mòng và các vật trung gian truyền bệnh.
- Nếu thấy trâu bắt đầu có triệu chứng, cần lấy mẫu máu gửi đi kiểm tra tìm ký sinh trùng, phát hiện bệnh sớm, dùng ngay dung dịch Naganol 19% tiêm bắp với liều 10mg/kg thể trọng.
Related news
Ông Nguyễn Thế Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh mới thả nuôi được gần 720 ha diện tích cá nước ngọt, chỉ bằng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, nuôi cá trong các hồ chứa nước 605 ha, nuôi cá trong ao lót bạt 10,4 ha. Ngoài ra, việc nuôi cá lồng trong các hồ chứa cũng sụt giảm, thể tích lồng nuôi cá nước ngọt chỉ đạt 7.600m3, bằng 64,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, do nguồn nước bị khô kiệt, việc duy trì sản xuất, bảo vệ đàn cá giống bố mẹ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đang hết sức khó khăn.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng thì mô hình nuôi cá ao tự nhiên ở huyện Bến Cầu (Tây Ninh) đang phát triển, được nhiều nông dân hưởng ứng và muốn nhân rộng. Thế nhưng, bên cạnh hiệu quả đem lại thì bà con nuôi cá đang phải đối mặt với nỗi lo canh cánh về đầu ra sản phẩm.
Sau 2 năm triển khai dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống ốc hương tại Quảng Ngãi”, Trung tâm Giống thuỷ sản Quảng Ngãi đã sản xuất thành công ốc hương giống, góp phần cung cấp nguồn ốc giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành trên đàn gia súc, gia cầm thì chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu, không những giúp người chăn nuôi bảo vệ được gia cầm của gia đình mà còn bảo đảm được vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đu đủ là loại cây trồng quen thuộc của người dân nông thôn. Nhưng không có nhiều người biết đu đủ là loại cây trồng có thể “đổi đời” cho một số hộ nông dân. Trường hợp như gia đình anh Nguyễn Văn Mít, ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) là một thí dụ. Với trình độ văn hoá chỉ mới lớp 7, anh Nguyễn Văn Mít gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm một nghề để mưu sinh.