Phòng bệnh cho cá nuôi lồng bè
Cá nuôi ao, nuôi lồng bè bị bệnh thường chữa trị rất phức tạp và tốn kém. Vì vậy, cần phòng bệnh cho cá trước khi cá mắc bệnh.
Kiểm tra chất lượng cá giống thường xuyên để phát hiện bệnhvà có biện pháp xử lý kịp thời
* Xây dựng ao nuôi cá:
Địa điểm xây dựng ao nuôi cá hoặc đặt lồng nuôi cá phải có nguồn nước sạch quanh năm. Giữa các ao nên có hệ thống mương dẫn nước và thoát nước độc lập.
Để hạn chế dịch bệnh, trước khi thả vào lồng bè cần chọn những con cá khỏe và có thể "tắm" bằng các loại thuốc khử trùng
Trước khi nuôi cá cần tháo cạn, vét bùn, phơi khô và khử trùng ao. Khử trùng đáy ao bằng vôi (7 - 10 kg/100 m2). Sau 1 ngày, đảo đều vôi với bùn rồi tiếp tục phơi nắng ít nhất 1 tuần mới cho nước vào ao. Đối với lồng bè nuôi cá, cần đưa lồng lên cao và dùng nước vôi loãng, quét trong và ngoài để khử trùng.
* Vệ sinh môi trường nuôi: Trong quá trình nuôi cá, có thể dùng hệ thống sục khí để tăng cường hàm lượng oxy hòa tan trong ao, nhất là tầng đáy. Đối với cá nuôi lồng bè, hàng tuần cần vệ sinh làm sạch trong và ngoài lồng.
Có thể dùng một số chế phẩm vi sinh để cải thiện môi trường nuôi cá nhưng phải tìm hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng
* Khử trùng cơ thể cá:
Cá giống trước khi thả cần kiểm dịch và tắm bằng các loại thuốc: muối ăn NaCl 2 - 4%, thời gian 5 - 10 phút hoặc CuSO4.5H2O (phèn xanh) nồng độ 2 - 5ppm, thời gian 5 - 15 phút hay Xanh Malachite nồng độ 1 - 4ppm, thời gian 30 - 60 phút, Formalin nồng độ 200 - 300ppm, thời gian 30 - 60 phút hoặc phun xuống ao một trong các loại thuốc trên, nồng độ giảm đi 10 lần.
Related news
Nhiễm trùng máu xuất huyết do virus (VHS) trong lịch sử là một bệnh của cá hồi cầu vồng được nuôi (Oncorhynchus mykiss) trong nước ngọt ở lục địa Châu Âu
Nhiễm khuẩn đường ruột của cá da trơn, hay bệnh lỗ trên đầu, do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra.
Chỉ có cá hồi Đại Tây Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ký sinh trùng này, mặc dù G. salaris đã được báo cáo từ cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar)