Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Thu Nhập Của Người Dân
Đến xã Cự Thắng (huyện Thanh Sơn) nhìn những cánh đồng lúa xanh tốt, hứa hẹn một mùa vàng bội thu, chúng tôi ngỡ ngàng bởi lúa ở đây bây giờ tốt không kém lúa ở đồng bằng.
Chị Hoàng Thị Lũng - Cán bộ khuyến nông của xã phấn khởi nói với chúng tôi: “Vụ chiêm xuân năm ngoái năng suất lúa bình quân hơn 55 tạ/ha. Lúa vụ này năng suất dự kiến cũng không kém năm ngoái.
Ở đây có tới trên 60% diện tích là lúa lai. Bà con đã biết áp dụng biện pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI) nên lúa năng suất hơn hẳn trước đây”. Ngoài diện tích lúa gieo cấy hàng năm đạt gần 400 ha, toàn xã còn gieo trồng hơn 150 ha ngô, gần 50 ha rau đậu các loại…
Tổng sản lượng lương thực có hạt hơn 2.860 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 516 kg/người/năm. Với nguồn lương thực sản xuất được bà con còn dùng để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng đàn trâu, bò của xã hiện có hơn 1.200 con, đàn lợn hơn 5.800 con, đàn gia cầm có hơn 38 nghìn con.
Trong tổng số gần 3 nghìn ha đất tự nhiên, xã có tới hơn 2/3 là đất lâm nghiệp. Những năm gần đây, Cự Thắng đã khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát triển kinh tế đồi rừng. Việc tổ chức trồng rừng được triển khai rầm rộ ngay từ đầu năm thông qua phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, trồng rừng đầu xuân vì vậy diện tích trồng rừng luôn vượt kế hoạch đề ra. Hàng năm xã trồng mới gần 100 ha rừng. Ngoài diện tích trồng rừng theo dự án Bảo vệ và phát triển rừng, người dân còn tự đầu tư vốn trồng rừng.
Năm 2014, Cự Thắng trồng 78 ha rừng thuộc Dự án bảo vệ và phát triển rừng và 20 ha người dân tự trồng. Nếu trước đây chỉ trồng rừng, không có đầu tư chăm sóc thì đến nay người dân đã biết đầu tư từ khâu cuốc hố, trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật.
Vì vậy năng suất, chất lượng rừng trồng tăng lên đáng kể. Đồng chí Đặng Quốc Bảo- Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Chúng tôi luôn vận động tuyên truyền bà con nông dân trồng rừng phải gắn liền với bảo vệ và chăm sóc rừng. Trước đây trồng cây bạch đàn và các giống cây bản địa không được đầu tư chăm sóc, năng suất chỉ đạt 15m3/ha. Hiện nay trồng cây keo có đầu tư chăm sóc năng suất bình quân đạt 60-70m3/ha, có diện tích tốt đạt 100m3/ha”.
Trên địa bàn xã đã có những hộ làm giàu từ rừng như: Lê Văn Suối, Nguyễn Khắc Quang, Nguyễn Khắc Tuyên là những ông chủ có từ 20 ha rừng trở lên, mỗi năm thu vài trăm triệu đồng. Cùng với trồng rừng, nghề chế biến gỗ trên địa bàn cũng phát triển.
Hiện nay trên địa bàn có 5 xưởng chế biến gỗ tư nhân, mỗi xưởng thu hút 5-15 lao động; có gần 30 ô tô chở vật liệu trong đó có nguyên liệu giấy.
Không chỉ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, xã còn khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đến nay xã có 2 doanh nghiệp, 1 cửa hàng xăng dầu, 6 cơ sở chế biến chè, 5 cơ sở chế biến gỗ, 14 xưởng mộc và gò hàn, 33 hộ làm nghề xay sát và may mặc, 8 hộ làm dịch vụ ăn uống, 35 hộ kinh doanh vận tải…
Đời sống của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,3%, xã đạt 10/19 tiêu chí nông thôn mới.
Related news
Về bản Mường Nhé, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, chúng tôi tìm đến nhà chị Nguyễn Thị Hoa - là một trong những phụ nữ điển hình đưa kinh tế gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.
Đó là cái tên thân thương bà con đặt cho anh Lâm Văn Linh, dân tộc Khmer xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu. Với anh, việc gì có lợi cho bà con là anh làm hết sức mình...
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có khoảng 1.100 ha nuôi tôm chân trắng, chiếm 50% diện tích NTTS, trong đó vùng nuôi tôm chân trắng nhiều nhất là các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh và TP Cam Ranh.
Nuôi bò thịt là việc làm quen thuộc của dân ta từ lâu đời. Giống bò phổ biến là con bò vàng. Do tầm vóc nhỏ nên bà con đặt cho nó cái tên là “bò cóc”.
Trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính trung bình khoảng 2,65 triệu tấn; cá nổi lớn khoảng 1,03 triệu tấn; hải sản tầng đáy khoảng 487 ngàn tấn; còn lại là các loài giáp xác, cá rạn san hô.