Phát triển đàn lợn rừng ở Nghi Lộc (Nghệ An)
Trang trại nuôi lợn rừng của anh Trần Đình Tuấn rộng chừng 2ha. Trước đây, vùng đất Cục Mô này thuộc diện hoang hóa, không ai thèm ngó. Sau khi địa phương thực hiện Chỉ thị 08 của Tỉnh ủy về dồn điền đổi thửa, anh mạnh dạn nhận vùng đất này để đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi lợn rừng.
Sau khi xây dựng xong chuồng trại, anh ra Thanh Hóa tìm mua con giống, với 2 con nái sinh sản và một con lợn đực rừng lai thuần chủng giống Thái Lan về gây giống. Qua hơn một năm chăm sóc, đàn lợn thích nghi khá tốt với môi trường và điều kiện khí hậu ở vùng đất Nghi Kiều.
Đến nay, tổng đàn lợn trong trang trại của anh Tuấn lên gần 100 con. Trọng lượng mỗi con lợn trung bình từ 25 đến 30 kg/con. So với một số con vật nuôi khác, thì con lợn rừng lai có ưu điểm vượt trội. Anh Tuấn cho biết thêm: Trước đây anh đã nuôi thử nghiệm một số loại con giống nhưng hiệu quả đem lại không cao vì đầu ra không ổn định và chi phí đầu tư nhiều nên không có lãi nên anh chuyển sang nuôi lợn rừng lai.
Nuôi lợn rừng hàng ngày cho ăn các loại rau, củ, quả, bắp ngô... nên sản phẩm thịt sạch. Hiện nay, lợn rừng có giá 120 nghìn đồng/kg trên thị trường, dễ tiêu thụ.
Related news
Xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp trong những tháng đầu năm nay tăng mạnh đến mức nhiều DN đang khó tìm mua được nguồn hàng để XK. Giá những loại gạo này cũng tăng cao trên thị trường nội địa khi các DN tranh nhau mua.
Việc nâng cao chất lượng đàn bò thịt cao sản địa phương có đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm bò thịt nhập khẩu, ngành nông nghiệp Lâm Đồng cần nhanh chóng triển khai các biện pháp kỹ thuật lai tạo giống mới, mở rộng đồng cỏ và nhân rộng mô hình chăn nuôi công nghiệp…
Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2013, Hội Nông dân, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) phối hợp áp dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi điểm tại 2 mô hình chăn nuôi lợn, 1 mô hình nuôi gà và 1 mô hình nuôi vịt ở xã Nga Thành.