Phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiệp
Theo một số báo cáo của Cục Chăn nuôi, năm 2000 nước ta có khoảng 41.240 con bò sữa thì đến nay con số này đã tăng lên đến 200.000.
Xét về sản lượng sữa cũng đã tăng từ 64.700 tấn lên đến 456.000 tấn. Tuy nhiên, hiện nay sữa chỉ đáp ứng được 28% nhu cầu, còn lại chúng ta vẫn phải nhập khẩu.
Vì vậy, việc phát triển chăn nuôi bò sữa đang là điều cần được quan tâm hàng đầu.
1. Cần phải mở rộng quy mô chăn nuôi
Theo khảo sát của Cục chăn nuôi, hiện nay việc chăn nuôi bò sữa chủ yếu phát triển mạnh mẽ tại một số tỉnh thành như Nghệ An, Sơn La, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Long An, Tuyên Quang, Tây Ninh…
Một số “ông lớn” như Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH, Công ty Mộc Châu, Vinamilk đã đầu tư lớn cho việc chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ nên mang đến chất lượng không cao. Vì vậy, việc đầu tư khoa học kỹ thuật, mở rộng trang trại là điều vô cùng cần thiết.
2. Cần chính sách ưu đãi phát triển
Như đã nói ở trên, theo Cục Chăn nuôi, với những hãng sản xuất sữa có tên tuổi hiện nay hầu hết đều tập trung vào việc chăn nuôi gắn liền với chế biến.
Ngoài ra, những doanh nghiệp này đều có sự hỗ trợ đến những hộ chăn nuôi có quy mô lớn cho vay tín dụng, phát triển mạng lưới thu gom sữa.
Tuy nhiên, hiện nay những hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ (dưới 5 con) lại đang chiếm một tỉ lệ khá cao.
Hầu hết các gia đình này đều sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng chuồng trại có sẵn nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, cần phải có một số chính sách hỗ trợ việc phát triển cho những nông hộ này.
3. Phổ biến một số kỹ thuật chăn nuôi bò sữa
Để việc chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả, Cục Chăn nuôi cần có những chiến lược phổ biến cho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi bò. Tiêu biểu nhất có thể kể đến như:
– Về việc chọn mua bò giống:
Nhiều người cho rằng, muốn bò cho chất lượng cao, người chăn nuôi nên lựa chọn giống bò Hà Lan thuần.
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy. Tùy theo điều kiện mà bạn có thể chọn mua bò lai F1 hoặc bò lai F2.
Nếu bò Hà Lan thuần, chúng thường khá kén ăn, khả năng chịu đựng kém, dễ nhiễm bệnh.
Thực tế bò sữa Hà Lan thuần chỉ thích hợp khi được chăn nuôi ở một số vùng như Mộc Châu – Sơn La, Đức Trọng – Lâm Đồng… và một số nơi có khí hậu mát mẻ khác.
– Về việc nuôi dưỡng:
Tương tự như cách chăn nuôi một số loại động vật khác, bò dưỡng cần được bổ sung nguồn thức ăn phù hợp, nhất là trong thời kỳ sản xuất sữa.
Theo Cục Chăn nuôi khuyến cáo, bạn cần chú ý cung cấp khẩu phần thức ăn cho bò một cách cân đối, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng con.
Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi dưỡng không nên thay đổi thức ăn đột ngột và nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Đặc biệt, bạn cần phải lưu ý cung cấp đủ khẩu phần thức ăn thô xanh cho bò.
– Về việc chăm sóc bò:
Để bò sữa khỏe mạnh, bạn cần phải chú ý đến một số phương pháp phòng bệnh như thường xuyên dọn dẹp chuồng trại, diệt ruồi, muỗi, áp dụng nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật. Ngoài ra, bạn cần tiêm phòng cho bò để tránh mắc phải một số bệnh như tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng.
Related news
Bệnh Paratuberculosis, còn được gọi là bệnh Johne do vi khuẩn Mycobacterium avium phân loài paratuberculosis (MAP) gây ra. Paratuberculosis chủ yếu ảnh hưởng đến động vật nhai lại và gây tiêu chảy kháng điều trị và gây hại cho các loài động vật bị ảnh hưởng.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò thịt ở nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình đều áp dụng hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên chưa đạt được hiệu quả như ý muốn. Dưới đây là một vài kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi bò thịt nhằm tạo ra loại thịt chất lượng cũng như năng suất đạt hiểu quả tối đa.
Để có thể thành công với mô hình chăn nuôi bò quy mô lớn, việc xây dựng chuồng trại đúng theo tiêu chuẩn là một trong những yêu cầu vô cùng cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết, giúp bạn có thể thực hiện được điều này một cách dễ dàng.