Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phân lân nung chảy, NPK Ninh Bình nâng cao năng suất, chất lượng cam

Phân lân nung chảy, NPK Ninh Bình nâng cao năng suất, chất lượng cam
Author: Dương Như Đức
Publish date: Thursday. February 1st, 2018

Cam là cây ăn quả lâu năm, thuộc nhóm cây có múi. Cây cam ưa ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 23 - 29oC. Thời gian sinh trưởng có thể kéo dài đến 60 năm.

Năng suất, chất lượng cam rất cao nhờ bón lân Ninh Bình, NPK Ninh Bình

Các loại đất trồng cam là đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày 80 - 100cm, pH từ 5 - 7, có hàm lượng mùn cao, dễ thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m.

Tại các tỉnh miền Bắc, cây cam được trồng tập trung ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Khoái Châu, Văn Giang (Hưng Yên), Chiêm Hóa, Hàm Yên (Tuyên Quang), Cao Phong (Hòa Bình) với tổng diện tích hàng chục ngàn ha.

Cây cam có nhu cầu kali và đạm cao nhất, sau đó mới đến lân, canxi, magie và một số nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm, bo, molipden, mangan…

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong 1 tấn quả cam tươi là 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O; 0,3kg MgO; 1,1kg CaO; 0,1kg S; 3,0g Fe; 0,8g Mn; 1,4g Zn; 0,6g Cu; 2,8g B. Kali là yếu tố cam lấy từ đất nhiều nhất, vì vậy bón kali có thể làm tăng năng suất cam 10 - 46%.

Để đáp ứng nhu cầu phân bón cho nông dân vùng cam, trong nhiều năm qua Cty CP Phân lân Ninh Bình cùng các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm phân bón cho cây cam, được nhà vườn tin dùng, góp phần tăng năng suất, chất lượng cam. Điển hình là các sản phẩm phân bón sau:

1. Phân lân nung chảy Ninh Bình: Được sản xuất trực tiếp từ quặng có chứa lân (quặng Apatit), bằng phương pháp nhiệt, cung cấp chất dinh dưỡng lân (P2O5) hữu hiệu (15 - 19%) cho cây trồng, là chất chủ yếu tạo nên các tế bào cây cối, thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển của bộ rễ, tăng số lượng, chất lượng hạt, củ, quả.

Phân lân Ninh Bình chứa thành phần trung lượng rất cao: Phân có tính kiềm (pH > 8), vì trong thành phần có chất vôi (CaO) 16 -20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất, cải tạo và tăng độ phì nhiêu của đất, giúp cây trồng tổng hợp protein và chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Chất Magiê (MgO) 16 - 20%, có tác dụng khử chua, khử độc như vôi. MgO là chất thiết yếu tạo nên chất diệp lục tố cho cây, giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp.

Chất Silic (SiO2) 25 - 30% làm tăng độ cứng vững của thân và lá cây, giúp cây trồng chống đổ ngã, kháng sâu bệnh, tăng khả năng chịu rét, chịu hạn.

Các chất vi lượng Mn, Cu, Zn, B, Fe, Mo, Co... có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cây trồng, thiếu nó cây không thể phát triển bình thường.

2. Phân NPK Ninh Bình

Phân bón lót: Phân đa dinh dưỡng NPK5.12.3, NPK10.12.5 Ninh Bình.

Phân bón thúc: Phân NPK-S 17.8.8-6 + TE, NPK-S 16.5.17-6 Ninh Bình.

Riêng phân NPK16.16.8 + TE Ninh Bình dùng để bón lót và bón thúc.

3. Kỹ thuật bón và lượng bón

- Bón cho cam trồng mới: Đào hố vuông 50 x 50cm sâu 50cm mỗi hốc dùng 1,5kg lân nung chảy trộn với 15kg hữu cơ rải xuống đáy hố khoảng 1 tuần mới đặt bầu cam. Đặt bầu xong lấp đất kín bầu. Trong ba năm đầu sau khi trồng mỗi năm một hốc cam bón từ 0,3 - 0,5kg đạm urê, 0,3 - 0,4kg kali clorua và 1kg phân lân nung chảy, 15kg phân hữu cơ. Phân hữu cơ, phân lân bón xuống hố lấp đất, phân đạm và kali chia từ 4 - 5 lần bón trong một năm, bón cách gốc lấp đất, tưới nước, hoặc hòa với nước để tưới xung quanh gốc cam.

- Bón cho cam thời kỳ kinh doanh:

+ Bón phân lân nung chảy và phân NPK, NPK 17.8.8-6S + TE, NPK 16.5.17-6S + TE cho một gốc cam trong một năm: Lân nung chảy 3 - 4kg (có thể sử dụng sản phẩm NPK5.12.3 hoặc NPK10.12.5 ); NPK-S 17.8.8-6: 4 - 4,5kg; NPK-S 16.5.17-6: 5 - 6kg.

+ Bón phân NPK 16.16.8 + TE cho một gốc cam một năm: 5 - 5,5kg, lượng bón được chia đều cho 4 lần bón (sau thu hoạch, trước khi ra hoa, sau khi đậu quả và trước thu hoạch 1 - 2 tháng), riêng lần bón cuối cùng kết hợp bón thêm từ 0,3 - 0,5kg kali cho một gốc cam.

+ Thời điểm bón: Bón lần 1 và lần 2 sau thu hoạch, tỉa cành và trước khi ra hoa bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân nung chảy và phân NPK-S 17.8.8-6 + TE. Bón lần 3, lần 4 sau khi đậu quả 6 - 8 tuần và trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng (bón nuôi quả) bón NPK-S 16.5.17-6 + TE chia đều cho 2 lần bón.

+ Phương pháp bón: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 10 - 15cm, rộng 10 - 20cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Chú ý phải cuốc cách gốc ít nhất 50cm đối với cây 2 năm tuổi. Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân, lấp đất lại và tưới nước.

Sử dụng sản phẩm phân bón Ninh Bình đúng kỹ thuật, chủng loại và lượng bón sẽ giúp cây cam cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Chúc bà con thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao!

Phân lân nung chảy Ninh Bình là phân khoáng tự nhiên, không phải phân bón hóa học. Tháng 7/2017 FMP Ninh Bình đã được cơ quan chứng nhận hữu cơ Úc chứng nhận là một sản phẩm đầu vào thích hợp cho nông nghiệp hữu cơ tại nước này. Sử dụng FMP Ninh Bình góp phần tạo nên nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Sản phẩm phân bón Ninh Bình đã có mặt trên 58 tỉnh, thành trên toàn quốc và xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Úc…


Related news

Thái Nguyên: Sản xuất chè trong nhà kính đem lại hiệu quả cao Thái Nguyên: Sản xuất chè trong nhà kính đem lại hiệu quả cao

Mô hình sản xuất chè trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Đinh Quốc Văn đã mang lại kết quả khả quan.

Wednesday. January 31st, 2018
Làm giàu từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng Làm giàu từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Từ vài chục con dê giống ban đầu, chỉ trong vòng 4 năm, anh Đoàn Văn Thiệu (TP.Cần Thơ) đã nhân giống thành công và lập ra trang trại nuôi dê quy mô lớn

Wednesday. January 31st, 2018
Bí quyết làm giàu: Trồng chuối già xuất khẩu Bí quyết làm giàu: Trồng chuối già xuất khẩu

Ông Nguyễn Thanh Long (H.Long Hồ) là người đầu tiên ở Vĩnh Long mạnh dạn lên liếp 30 ha đất để trồng chuối già Nam Phi xuất khẩu.

Wednesday. January 31st, 2018