Phân bón Phú Mỹ giúp lúa HT năng suất vượt trội

Cty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí miền Bắc (PVFCCo North) - thành viên TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa phối hợp tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn sử dụng phân bón Phú Mỹ cho lúa vụ HT 2015 tại xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên.
Lãnh đạo Trạm Khỏa kiểm nghiệm sản phẩm giống cây trồng Văn Lâm, chính quyền địa phương, đại diện PVFCCo North, các đại lý, cửa hàng kinh doanh phân bón khu vực cùng bà con nông dân tham dự hội thảo.
Theo Trạm Khảo kiểm nghiệm sản phẩm giống cây trồng Văn Lâm, mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ bao gồm đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, kali Phú Mỹ đã giúp lúa có sức chống chịu tốt hơn, thân cứng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và đặc biệt là năng suất vượt trội... Theo đó, năng suất đạt tới 67,5 tạ/ha cao hơn so với đối chứng 7,2%.
Lãnh đạo xã Phú Thịnh cho biết: Phân bón Phú Mỹ là sản phẩm có uy tín, chất lượng cao trên thị trường. Do đó, chính quyền địa phương đã khuyến khích các hộ nông dân sử dụng không chỉ trên lúa mà còn trên các loại cây trồng khác để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Related news
Hiện có hơn 85% khoai lang của Vĩnh Long được xuất khẩu. Ngoài xuất khẩu khoai lang tươi sang Trung Quốc, các sản phẩm khoai lang chế biến cũng chào hàng tại Malaysia, Hồng kông, Thái Lan, Singapore…

Nói về hiệu quả kinh tế của cây măng tre Bát Độ, anh Khúc Khắc Hiệp, thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động (Bắc Giang) cho biết: “Năm ngoái, với hai ha tre Bát Độ, tôi thu hoạch gần 40 tấn măng. Giá bình quân 7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí còn hơn 200 triệu đồng".

Ngày 19.5, tại xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), Sở NN&PTNT phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ tổ chức hội nghị đầu bờ tham quan mô hình thâm canh cây điều, cây xoài và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về tưới tiết kiệm, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả các loại cây trồng.

Nhóm nghiên cứu thuộc Tổng cục Thủy sản vừa đề xuất nâng hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu lên mức tối đa là 84,1%, thay vì 83% như đã quy định trước đó tại nghị định cá tra.

Theo thống kê, từ năm 2014 đến nay, hơn 1.800 ha cao su đã bị chặt hạ. Riêng huyện Bù Đốp đã có tới gần 400 ha cao su bị chặt phá để thay thế bằng cây tiêu và điều.