Phân bón nguồn cung dồi dào, giá ổn định
Tại đồng bằng sông Cửu Long, Đại lý Thu Dung, tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Nhà máy đạm Phú mỹ đã bảo dưỡng xong, hàng cung cấp đều, thị trường phân bón tại khu vực ổn định. Giá bán đến nông dân hiện nay như sau: phân đạm từ 8.400-8.800đ/kg; Kali: 8.600 – 8.700 đ/kg; DAP châu Âu: 12.800 – 12.900 đ/kg (tuỳ loại và địa điểm giao hàng).
Tại các tỉnh miền Trung, phần lớn khu vực đã hoàn tất chăm bón đợt 2 cho cây lúa, một số địa phương đã bón đợt 3 nên nhu cầu phân bón thấp, giá Ure hiện đã giảm từ 100-200đ/kg. Tương tự, tại khu vực Tây Nguyên, bà con nông dân đã chăm bón xong đợt 1 cho cây cà phê, nhu cầu phân bón đang giảm trước khi khu vực bước vào đợt chăm bón đợt 2.
Bên cạnh đó, sau thời gian tăng giá khá mạnh, giá urê thế giới tuần qua bắt đầu giảm nhẹ ở hầu hết các thị trường. Cụ thể, tại Trung quốc, giá giao thầu và giá nội địa đều giảm nhẹ, vụ hè dự kiến sẽ kết thúc vào giữa tháng 7 nguồn cung xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tăng sau thời điểm này. Tại thị trường Nga (Yuzzny), giá urê giảm xuống 285usd/t FOB, nhu cầu giảm thấp đặc biệt là Châu Âu. Giá các gói thầu tại Sri Lanka tuần qua cho thấy rõ xu hướng giảm của Urea thế giới với việc các đơn vị chào bán thấp hơn gần 11usd/t so với gói thầu 1 tháng trước đây.
Đại diện TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho biết sau thời gian ngừng máy để thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã vận hành ổn định từ ngày 20/6/2015 và đạt công suất tối đa (khoảng 2.400 tấn/ngày). Toàn bộ lượng hàng này đều được khẩn trương đưa về các khu vực. Trong 6 tháng đầu năm 2015, PVFCCo đã cung cấp ra thị trường gần 440 ngàn tấn Đạm Phú Mỹ và hơn 200 ngàn tấn phân bón khác. Ngày 7/7 vừa qua, 27.500 tấn Kali Phú Mỹ do PVFCCo nhập khẩu cũng đã cập cảng, hiện đang tích cực đóng gói và vận chuyển về các vùng tiêu để thụ kịp thời đáp ứng nhu cầu chăm bón của bà con.
Bên cạnh đó, dự kiến giữa tháng 7 lượng hàng do các doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia sẽ về cảng. Như vậy, nguồn cung phân bón trong nước trong thời gian tới sẽ khá dồi dào, giá được dự báo sẽ tiếp tục ổn định.
Related news
Tổ chăn nuôi bò vỗ béo của Chi hội Cựu chiến binh ấp T4, xã Vĩnh Phú, là mô hình mới nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp một số hội viên và nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Năm 2013, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản An Thủy (xã An Thủy - Ba Tri - Bến Tre) quản lý và khai thác hiệu quả con nghêu. Tính đến thời điểm này, sản lượng nghêu khai thác được 300 tấn, tổng doanh thu 7,5 tỷ đồng, tăng 4,1 tỷ đồng so với năm 2012.
Anh Nguyễn Văn Thể ở thôn 10, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) cho biết: “Gia đình tôi đã nuôi trâu cái sinh sản từ nhiều năm qua, song trong thôn lại không có trâu đực tốt để phối giống, thành ra mấy năm trâu mới đẻ một lần.
Sản lượng tôm nuôi nước lợ năm 2013 của Sóc Trăng đạt 72.762 tấn, bằng 129,5% KH, tăng 79,6% so với năm trước. Thành công lớn nhất là các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Mỹ Xuyên và tuyến ven Sông Hậu huyện Long Phú.
Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).