Phân Bón Giả Khó Kiểm Soát - Vì Sao?

Từ đầu năm đến nay, khu vực miền Trung liên tiếp xảy ra các vụ việc về phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường mở một đợt ra quân triệt để vào “điểm nóng” này.
Tràn lan phân bón giả...
Sáng 18/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội thảo Quốc gia triển khai Nghị định 202 về quản lý phân bón của Chính Phủ và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Hội thảo có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các tỉnh, thành và Hiệp hội phân bón Việt Nam.
Thực tế từ đầu năm đến nay cho thấy tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng diễn ra khá phổ biến vàtrước tình hình này Bộ Công Thương đã phải chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường mởđợt ra quân kiểm tra các “điểm nóng” trên địa bàn các tỉnh miền Trung kể từ đầu tháng 4.
Theo đó, sau hai tháng kiểm tra, Chi cục Quản lý thị trường 7 tỉnh miền Trung đã kiểm tra 500 vụ và phát hiện 89 vụ vi phạm. Trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh phân bón giả, nhập lậu, không công bố tiêu chuẩn, vi phạm về nhãn mác, giấy đăng ký kinh doanh… Trong đó, điển hình là Chi cục Quản lý thị trường Bình Định kiểm tra 87 vụ, trong đó phát hiện, xử lý 19 vụ, chiếm gần 22% số vụ kiểm tra.
Còn năm 2013, thực tế lấy mẫu ở một số đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn cả nước có gần 47% số mẫu không đạt so với công bố áp dụng về hàm lượng hữu cơ, 46% mẫu không đạt về hàm lượng đạm, 33% mẫu không đạt về hàm lượng lân dễ tiêu…
Khó kiểm soát - vì sao?
Cục Quản lý thị trường cho biết, đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể các quy định về điều kiện sản xuất phân bón và các loại phân bón phải công bố hợp quy, hợp chuẩn theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Bên cạnh đó, bằng mắt thường khó thể nhận biết phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Trong khimáy móc thiết bị hỗ trợ nhận biết còn thiếu, chi phí mua mẫu kiểm tra cao, trong khi lực lượng Quản lý thị trường còn mỏng dẫn tới nhiều hạn chế, khó khăn.
Hơn nữa, lâu nay việc kiểm tra, kiểm soát mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra điều kiện kinh doanh, nguồn gốc của phân bón nhập khẩu mà chưa chú trọng đi sâu vào kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông, khiến việc chất lượng phân bón nhập khẩu bị thả nổi.
Phân bón giả, kém chất lượng phổ biến trên thị trường không chỉ ảnh hưởng đến những nhà sản xuất chân chính, mà nghiêm trọng hơn còn khiến cho cây trồng chậm phát triển, năng suất giảm, gây tổn thất nặng nề cho bà con nông dân. Mặc dù các cơ quan quản lý thường xuyên ra quân kiểm tra, song thực trạng trên chẳng những không giảm, mà còn có chiều hướng gia tăng.
Vậy, vấn đề cần nhìn nhận hiện nay là vì sao khó kiểm soát tình trạng phân bón giả, kém chất lượng và cần có những biện phápnàođể giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng này.
Related news

Để giúp cho bà con nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật trong quá trình nuôi, hạn chế rủi ro từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế ở cuối vụ, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu khuyến cáo một số điểm cần lưu ý như sau

Nuôi gà trên sân cát là phương pháp nuôi gà hiệu quả, đang được nhiều hộ dân thực hiện. Sử dụng cát để làm môi trường chăn nuôi gà không những làm tăng hiệu quả phòng trừ bệnh cho gà, giảm chi phí chăn nuôi mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường sạch sẽ.

Vọp là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt ngon, có vị ngọt, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn vọp tự nhiên ngày càng cạn kiệt, thay vào đó là loại vọp nuôi lồng, bè chất lượng thịt không ngon như vọp sống trong môi trường tự nhiên, ruột lại nhỏ nên người dân không mấy quan tâm

Từ đầu năm tới nay diện tích nuôi nghêu đã thả giống khoảng 266 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực TP. Bạc Liêu (255 ha) và huyện Đông Hải (11 ha) với sản lượng thu hoạch khoảng 70 tấn

5 năm qua đã có hàng ngàn nông dân tỉnh Phú Yên được đào tạo nghề. Thế nhưng từ việc học nghề đến áp dụng vào SX không hề đơn giản…