Phân bón DAP Lào Cai giúp lúa tăng năng suất
DAP Lào Cai giúp lúa tăng năng suất, giảm sâu bệnh
Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm Khuyến nông Long An, Trạm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Thạnh, chính quyền địa phương và hàng trăm nông dân trong ấp. Hội thảo đã thu hút được nhiều nông dân quan tâm vì phân bón DAP Lào Cai là thương hiệu phân bón mới của Việt Nam.
Trong cuộc hội thảo, xoay quanh những vấn đề cốt lõi liên quan đến lợi ích của người dân, về việc sử dụng phân bón như thế nào, bón vào thời gian nào, tác động môi trường ra làm sao. Thông qua các kết quả giữa ruộng trình diễn và ruộng đối chứng, các chuyên gia của DAP Lào Cai giải thích, hướng dẫn cụ thể cho nông dân nắm được quy trình sản xuất, chủng loại, tính năng, ưu điểm của phân bón DAP Lào Cai.
Tại hội thảo, ông Lê Hoàng Thành – Chuyên viên phân bón của Công ty cổ phần DAP số 2 Lào Cai chia sẻ: “Việc sử dụng DAP Lào Cai có thể giúp giúp cây lúa đẻ nhánh sớm từ 22-27 ngày, giúp tăng chồi hữu hiệu từ 27-43 ngày. Sau 5-7 ngày bón phân, lá cây lúa vẫn xanh, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cây lúa thiếu dinh dưỡng. Lúa có chiều cao cây đạt đặc tính giống lúa khỏe và đẻ sớm, số chồi hữu hiệu cao. Việc đẻ nhánh sớm giúp lúa phát triển và tăng số chồi hữu hiệu”.
Mô hình trình diễn phân bón DAP Lào Cai được thực hiện tại xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh, với diện tích 5000m2, với giống lúa OM7347, mật độ gieo sạ là 140kg/ha. Kết quả giữa mô hình ruộng đối chứng và ruộng trình diễn có sự chêch lệch không đáng kể. Số bông trên ruộng trình diễn là 384 bông/m2, còn ruộng đối chứng là 358 bông/m2. Khác biệt số bông/m2 là của mô hình có thể bị ảnh hưởng của thời điểm đẻ nhánh và dinh dưỡng giai đoạn 48 – 70 NSS và một số tác động môi trường khác. Sự phát triển của hai ruộng lúa giai đoạn trước bón phân lần 3 có sự khác biệt rõ nét về khả năng đẻ nhánh và số chồi hữu hiệu, số chồi ruộng đối chứng hao hụt, giảm mạnh.
Nông dân mong muốn được sử dụng
Từ kết quả mô hình trình diễn, ông Thành chia sẻ thêm: “Nhìn chung tình hình thời tiết vụ đông xuân diễn biến khá phức tạp nhưng cây lúa phát triển bình thường và sâu bệnh chỉ xảy ra ở mức độ thấp khi dùng DAP. Theo đó, khi sử dụng phân bón DAP cũng giúp cây lúa giảm mầm bệnh trên cây, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật và tăng năng suất nông sản”.
Nông dân Đỗ Hoàng Dũng (ngụ ấp Phước Cường, xã Hậu Thạnh Tây) rất phấn khởi và nêu quan điểm của mình đối với loại phân bón mang nhãn hiệu DAP Lào Cai “Nhà tôi có 2ha đất trồng lúa. Tôi đã sử dụng loại phân bón DAP Lào Cai, so với những loại phân bón DAP khác thì loại DAP Lào Cai này rẻ hơn, từ 1.000 – 5.000 đồng/kg.
Khi sử dụng phân bón DAP Lào Cai, tình trạng sâu bệnh được cải thiện đáng kể. Nhìn trên đám ruộng của những người xung quanh, tôi có thể phân biệt được đám nào bón DAP Lào Cai, đám nào không. Bởi vì, những đám bón DAP Lào Cai thường thì lá mỏng, lên thẳng hướng ánh sáng mặt trời, và xanh hơn những đám còn lại”- ông Dũng nói.
Nhiều nông dân tin tưởng và háo hức được sử dụng sản phẩm phân bón mới, chia sẻ tại hội thảo, nông dân Đào Văn Nghiêm (ngụ ấp Thanh An, xã Hậu Thạnh Tây) cho biết: “Nếu chất lượng DAP Lào Cai có nhiều tính năng vượt trội như vậy, chúng tôi rất mong muốn được sử dụng. Không có lý do gì, mà người nông dân không ủng hộ hàng Việt Nam mình cả. Tôi chỉ mong làm sao cho mọi người dân khi bón DAP Lào Cai sẽ có năng suất cao là vui rồi”.
Related news
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, từ nhiều năm qua các nhà khoa học ở các viện, trường, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu, lai tạo được nhiều giống lúa chịu mặn cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cty TNHH MTV Cao su Phước Long đã tổ chức hội nghị người lao động, tổng kết hoạt động SXKD, quản lý bảo vệ rừng năm 2015...
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ chạm đáy vào quý IV/2015 trước khi phục hồi trở lại bắt đầu từ năm 2016. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo giá cao su sẽ phục hồi từ nay đến năm 2025.