Phân bón cho cây dừa
Nhiều năm nay, trái dừa xiêm xanh Bến Tre được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Thu nhập từ cây dừa vì vậy cũng tăng cao gấp nhiều lần so với cây lúa.
Ông Nguyễn Văn Quốc là một trong những hộ tiên phong trồng thử nghiệm cây dừa xiêm xanh tại xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông phấn khởi cho hay, cây dừa xiêm xanh nơi đây cho chất lượng nước ngọt ngon, được thương lái đặt hàng bao tiêu sản phẩm.
Theo ông Quốc, cây dừa dễ tính, chịu mặn, chi phí đầu tư ít, nhưng chỉ cần “đi phân” không đúng là nước dừa sẽ giảm ngọt, kích cỡ trái dừa không đạt, không thể xuất khẩu. Vì vậy, với ông, trồng dừa để đạt cả hai tiêu chí về năng suất và chất lượng, vẫn không gì bằng bón phân cân đối, chọn đúng loại phân.
Theo các nhà khoa học, dừa xiêm xanh là loại dừa dùng để uống nước. Thời gian từ khi trồng đến khi cây cho trái khoảng từ 2,5 - 3 năm, tùy vào điều kiện chăm sóc. Thu nhập bình quân cho 1 ha dừa khi cây cho trái ổn định (khoảng từ 6 năm tuổi trở lên) khoảng 130 triệu đồng/ha (với mức giá bán 2.500 đ/trái).
Để có được vườn dừa xiêm đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng được thị trường hiện nay, khi trồng, nhà vườn cần phải chọn giống chính xác với các tiêu chuẩn như cây có gen di truyền tốt, không sâu bệnh nguy hiểm, không có mùa treo kéo dài, kích cỡ trái phải đáp ứng được nhu cầu thị trường….
Thực tế, trong cách trồng dừa nói chung, nhà vườn ĐBSCL hiện nay vẫn chưa nắm hết kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây dừa. Vì vậy, năng suất dừa trung bình vẫn còn thấp, chỉ dao động từ 40 - 50 trái/cây/năm. Riêng những vùng trồng dừa quảng canh, năng suất còn thấp hơn con số trên.
Thiếu đầu tư phân bón, ít quan tâm chăm sóc, tưới nước vào mùa khô là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng này. Đây cũng là lí do xuất hiện “mùa treo”, gây thất thu cho nhà vườn. Việc nhà vườn có đầu tư, chăm bón nhưng chọn sai loại phân, bón không đúng tỉ lệ, nhu cầu của cây cũng khiến năng suất, chất lượng dừa giảm, không như ý.
Các nhà khoa học khuyến cáo, khác với nhiều loại cây trồng khác, dừa cần nhiều kali, sau đó là đạm. Bón phân cân đối, đúng nhu cầu cây cần sẽ mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, khác với nhiều cây ăn trái, dừa có đặc tính ra hoa cho trái liên tục.
Trên cùng một cây, luôn có nhiều giai đoạn ra hoa, nhiều kích cỡ trái. Vì vậy, các sản phẩm phân bón có tỉ lệ NPK cân bằng sẽ rất phù hợp cho cây dừa thời kì kinh doanh cho trái ổn định. Đồng thời, cũng cần chú ý, duy trì bón phân định kỳ từ 1 - 2 tháng/lần để cây duy trì cho trái, tránh hiện tượng “mùa treo”.
Để trồng dừa đạt hiệu quả năng suất, chất lượng cao, các nhà khoa học khuyến cáo, bà con nên áp dụng một số biện pháp:
* Bón phân hữu cơ: Vào đầu mùa nắng, nên bón phân hữu cơ hoai mục và tưới thêm nấm Trichoderma để ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất.
* Để cải tạo pH, cần bón vôi cho đất. Liều lượng vôi bón tùy thuộc vào độ chua của đất, đất chua nhiều và cây lâu năm bón nhiều hơn. Trung bình hàng năm nên bón 500 kg/ha phân vôi vào đầu mùa mưa. Hoặc có thể sử dụng Đầu trâu Mặn - phèn, hay phân vi sinh, để vừa cải tạo đất vừa giúp giải phóng các chất dinh dưỡng trong đất để cây hấp thụ dễ dàng hơn.
* Bón cân đối phân khoáng: Việc bón phân khoáng giúp gia tăng đậu trái, chất lượng trái và khả năng kháng bệnh của cây, nhưng phải cung cấp cân đối và đúng cách. Theo đó, dừa ra hoa và cho trái quanh năm, bà con có thể sử dụng các dòng phân cân bằng NPK như phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE. Đặc biệt, ở những vùng đất phèn, bà con nên sử dụng phân Đầu trâu NPK 20-20-15+TE. Vùng có mặn nhiều, phèn ít, nên bón Đầu Trâu nuôi trái.
Trong tình hình giá phân bón tăng cao như hiện nay, để tiết kiệm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, bà con nên bồi bùn thường xuyên, kết hợp tận dụng nguồn phụ phẩm của dừa là lá, bẹ, giẻ, vỏ dừa… đắp gốc, kết hợp phun phân vi sinh để phân giải thành chất hữu cơ vừa cung dinh dưỡng cho cây, vừa giúp cải tạo đất.
Đặc biệt, với đặc tính khác biệt của cây dừa so với các loại cây trồng khác, bà có thể bón muối ăn với lượng bón tối đa 300 g/gốc/năm để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Tuyệt đối, không bón cao hơn khuyến cáo vì có thể gây mặn hóa đất trồng, khó cải tạo về sau.
Related news
Đuông dừa (Rhynchophorus ferrugineus Olivier) thuộc họ vòi voi (Curculionnidae), bộ cánh cứng (Coleoptera) phân bố rất rộng trên thế giới, tại các nước châu Á
Bọ dừa được ghi nhận gây hại cho nhiều loại cây trồng thuộc họ Cau, Dừa, trong đó chủ yếu là dừa giai đoạn vườn ươm, vườn trồng nhất là cây còn non.
SX trồng trọt tỉnh Bến Tre là thế mạnh, kinh tế vườn đóng vai trò rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu hướng tới sản phẩm sạch