Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phá đá trồng cây, bắt núi cho quả ngọt

Phá đá trồng cây, bắt núi cho quả ngọt
Author: Nguyễn Lê
Publish date: Thursday. May 19th, 2016

Phá đá trồng cây

Giống quýt Bắc Sơn sống quen ở núi đá, không ngọt đằm mà ngọt pha lẫn vị chua nhẹ nên rất dễ bán trên thị trường. Với giá bán từ 10.000 - 25.000 đồng/kg, gia đình anh Lường Văn An ước tình số tiền lãi thu về không dưới 100 triệu đồng.

Để lên được núi Phượng Hoàng phải leo qua những con dốc ngoằn ngoèo toàn đá. Và phải mất 2 tiếng đồng hồ chúng tôi mới tới được ngôi nhà sàn dựng tạm của anh Lường Văn Triệu nằm giữa thung lũng. Đến nay, anh Triệu có 1.000 gốc quýt đang cho quả, mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Anh Triệu bảo: “Những năm 1990, tôi vẫn đạp xe ngược lên huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) lấy quýt về bán ở chợ thành phố. Thấy vườn quýt của người ta đẹp quá, tôi mới nghĩ, chất đất và khí hậu ở vùng núi Phượng Hoàng quê mình cũng tương tự thế này, sao không thử trồng. Sau đó tôi bàn với anh trai Lường Văn An mua giống về trồng. Núi Phượng Hoàng khi ấy vẫn là rừng rậm hoang vu, tự dưng hai anh em lên đấy xới từng cục đá, giành từng chút đất ít ỏi để trồng cây nên bà con cứ bàn ra tán vào. Nhưng anh em tôi bỏ ngoài tai và quyết tâm trồng 2.000 cây quýt”.

Không máy móc nào đi lên được nên việc khai hoang hoàn toàn bằng sức người. Mất nhiều tháng trời, hai anh em mới phát được 2 mẫu đất hoang. Cây giống cũng được trồng xuống đúng thời vụ. Cứ tưởng thế là chỉ việc đợi ngày cây cho quả, nhưng khó khăn bắt đầu nảy sinh. Cả tháng trời không có hạt mưa nào, anh Triệu phải lấy can 20 lít xuống núi xách nước tưới cho từng gốc cây. Trong khi đó, giống quýt Bắc Sơn phải 6 – 7 năm mới cho thu hoạch nên đôi lần, hai anh em cũng nản lòng. Thật may, từng gốc quýt phát triển tốt, cho quả sai trĩu trong sự vui mừng của hai anh em...

Chia sẻ quả ngọt

Thấy vườn quýt của An và Triệu đúng là “hái” ra tiền, một số hộ dân trong xã bắt đầu đến học kinh nghiệm, mua giống cây do anh Triệu chiết cành và trồng trên những mảnh đất đá khai hoang. Điển hình như chị Chu Thị Niên có hơn 400 cây quýt cho thu hoạch từ năm 2013, mỗi năm lãi ít nhất 50 triệu đồng. Chị Niên cho hay: “Nhà tôi trước cũng làm nông nghiệp nhưng vì ít đất nên chỉ đủ ăn. Học theo anh Triệu, anh An trồng quýt, ban đầu chúng tôi cũng vất vả lắm, nhưng thấy các anh ấy thành công rồi nên cũng không lấn cấn gì nữa. Các anh ấy cũng nhiệt tình, hỏi kinh nghiệm gì đều chia sẻ”.


Anh Lường Văn Triệu là người đầu tiên đưa giống quýt Bắc Sơn về núi Phượng Hoàng.

Đến nay, hơn 30 hộ dân ở các xóm Phượng Hoàng, Nà Kheo, Nà Phài có thu nhập khá từ trồng quýt Bắc Sơn trên những vùng núi đá cao. Hộ ít có 200 cây, nhiều là 1.000 cây.

Nhìn thấy những nơi ngày xưa chỉ toàn đá với cỏ dại bây giờ đã bạt ngàn màu xanh của quýt, anh Triệu không giấu được niềm vui: “Mình làm giàu cho bản thân là thành công rồi, nhưng còn giúp được cho bà con nghèo ở đây có sinh kế bền vững, đúng là vui hơn gấp nhiều lần”.


Related news

Bất an khi người dân đua nhau mở rộng quy mô nuôi heo Bất an khi người dân đua nhau mở rộng quy mô nuôi heo

Mặc dù hiện tại người chăn nuôi heo phía Nam vẫn có lãi khi xuất đàn, nhưng tình trạng một số nơi tăng nóng đàn heo rất dễ rơi vào “vết xe đổ” thua lỗ khi phía Trung Quốc tiếp tục giảm hoặc ngừng mua…

Wednesday. May 18th, 2016
Sống khỏe với nghề nuôi bò sữa Sống khỏe với nghề nuôi bò sữa

“Từ đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho vay, gia đình tôi đã sống khỏe với nghề nuôi bò sữa...”. Đó là thổ lộ của anh Đào Văn Thuần ở thôn Muồng Phú Vàng, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Thursday. May 19th, 2016
Làm gì để được chứng nhận VietGAP? Làm gì để được chứng nhận VietGAP?

Hiện nay, rất nhiều bạn đọc, doanh nghiệp thắc mắc và đặt câu hỏi, làm gì để được chứng nhận là sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP và việc giám sát quá trình sản xuất đó ra sao.

Thursday. May 19th, 2016