Ồ Ạt Trồng Cây Công Nghiệp
Giá cà phê, hồ tiêu, cao su ... thời gian qua liên tục biến động theo hướng tăng mạnh đã khiến người dân ở nhiều tỉnh Tây Nguyên đua nhau mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng bất chấp khuyến cáo, quy hoạch.
Ồ ạt chuyển đổi
Chúng tôi về huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), dù nơi đây là vùng cao, vùng sâu, đất đồi dốc thế nhưng ở nhiều xã như Mỹ Đức, Đạ Ban, Quốc Oai, Hà Đông... người dân đang thi nhau chuyển từ điều hoặc cây ăn quả sang trồng cao su. Ông Ngô Quốc Doanh ở thôn 5 (Hà Đông) cho biết: Dù năm nay giá điều tăng từ 50- 70% so với năm ngoái, nhưng ở khu vực này người dân vẫn ồ ạt chặt bỏ để trồng cao su vì ai cũng bảo đó là cây đẻ ra vàng…trắng.
Nhiều diện tích điều đã bị chặt hạ để trồng cao su
Thậm chí, nhiều diện tích đất trồng lúa cũng đã được chuyển sang trồng cao su. “Cơn lốc” trồng cao su mạnh đến nỗi trước đây, khi chúng tôi hỏi người dân về cây cao su là cây gì thì phần lớn trả lời chỉ mới nghe mà chưa thấy, nhưng nay thì nhiều người đã tỏ ra thành thạo, tại nhiều xã ở Đạ Tẻh đã mọc lên nhiều vựa bán cây giống cao su.
Đáng nói, nhiều diện tích được xem là “rừng nghèo kiệt” cũng đang nhanh chóng được cấp cho DN để chuyển sang trồng cây công nghiệp. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, chỉ riêng địa bàn xã Mỹ Đức đã có nhiều ngàn ha “rừng nghèo kiệt” được giao cho các DN như: Cty Kim Minh Đạt được giao 420 ha, Cty Cao su Hoàng Thịnh được giao 480 ha, Cty CP Cao su Đạ Tẻh được giao 1.000 ha, Cơ sở đũa Hồng Nhung được giao 47ha, Cty Du lịch Sinh thái Minh Nhật được giao hơn 500 ha. Ngoài ra, Công an huyện Đạ Tẻh cũng được giao…60 ha để trồng cao su.
Khác với Lâm Đồng, tại Đắk Nông người dân nơi đây ngoài trồng cao su còn đổ xô trồng cà phê và hồ tiêu. “Đại gia cà phê” Trần Văn Dương ở thôn 4, xã Đăk Nia, TX Gia Nghĩa cho biết: Năm nay giá cao su, cà phê và tiêu tăng mạnh nên người dân đang ồ ạt mở rộng diện tích. Tại các huyện như Cư Jut, Đăk Song, Đăk Mil, Tuy Đức, diện tích cà phê chuyển đổi tự phát đang tăng từng ngày.
Cây cao su đang mọc ngay trên đất rừng ở xã Mỹ Đức, Đạ Tẻh, Lâm Đồng
Ngay bản thân anh Dương, nhờ vụ cà phê và tiêu vừa rồi “trúng quả”, cùng với tích cóp nhiều năm qua anh đã mua một lúc 20ha để trồng cà phê và tiêu. Chỉ vào một vườn cao su mới xuống giống, anh Dương cho biết, trước kia đây là vườn điều, nhưng do cây điều cho thu nhập không bằng cao su nên người dân đang thi nhau đốn bỏ.
Bất chấp khuyến cáo
Theo báo cáo của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay do giá cà phê, hồ tiêu tăng cao nên nhiều hộ dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã mở rộng diện tích trồng cà phê, hồ tiêu... không theo quy hoạch, kế hoạch.
Trong mùa mưa này, ước tính người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã trồng mới thêm hàng chục ngàn ha cà phê, hồ tiêu, cao su.Riêng diện tích cà phê thời gian qua đã tăng thêm 16.000 ha, đưa tổng diện tích cà phê toàn vùng đến trên 498.365 ha. Trong đó tỉnh Lâm Đồng có 143.000 ha, Đăk Lăk trên 192.000 ha, Đăk Nông trên 78.000 ha...
Cà phê đang được người dân xuống giống ồ ạt ở nhiều tỉnh Tây Nguyên
"Điều đáng báo động, do chạy theo phong trào, nhiều nông dân đã sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc, không đạt chuẩn, nhiễm bệnh. Hậu quả của việc sử dụng giống không có nguồn gốc chắc chắn sẽ rất lớn, và thực tế cũng cho thấy nhiều vùng cà phê, hồ tiêu, cao su của các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk thời gian qua đã bị nhiễm bệnh chết hàng loạt "
Điều đáng nói, theo quy hoạch của ngành cà phê Việt Nam, để phát triển cà phê bền vững, đến năm 2015, diện tích cà phê các tỉnh Tây Nguyên cần giảm xuống còn 470.000 ha và đến năm 2020 tiếp tục giảm chỉ còn 459.500 ha. Toàn bộ diện tích cà phê này duy trì ổn định trong vùng sinh thái thuận lợi, đầu tư thâm canh đồng bộ để đạt sản lượng xấp xỉ 1 triệu tấn cà phê nhân với chất lượng đảm bảo xuất khẩu, chiếm 90% sản lượng cà phê của cả nước. Tây Nguyên cũng được xác định là địa bàn trọng điểm phát triển ngành cà phê của Việt Nam.
Bên cạnh cây cà phê, cây hồ tiêu, cao su cũng đã có định hướng, quy hoạch. Tuy nhiên, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, các hộ dân vẫn tự ý phát triển cà phê, hồ tiêu, cao su không theo quy hoạch, kế hoạch, nhất là đưa vào trồng ở những vùng đất không thích hợp, không chủ động được nguồn nước. Thậm chí, nhiều vùng, người dân còn phá rừng tự nhiên, chuyển đất gò đồi, sỏi đá vào trồng cà phê, cao su.
Ngay tại huyện Cư Jút (Đăk Nông), Ma Đ’Rắk, Ea Súp (Đăk Lăk) có tầng đất mỏng, đất sỏi đá, đất pha cát dễ bị ngập úng, không thích hợp với cây cà phê nhưng các hộ dân vẫn chuyển đổi, phát triển ồ ạt.
Related news
Nhiều năm qua, người dân trên địa bàn các xã Mỹ Hòa, Mỹ An và Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) triển khai mô hình nuôi ếch Thái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trong đó, xã Đốc Binh Kiều thực hiện hiệu quả nhất, người dân nuôi ếch trên phần đất trũng bỏ hoang, tận dụng các đìa sen để cải tạo lại thành ao thả ếch...
Bây giờ đang là thời điểm những đoàn tàu đánh cá xa bờ của ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi trở về sau hàng tháng trời ròng rã trên biển khơi. Đây là phiên biển đầu tiên trong năm. Cá đầy khoang, giá bán cao, niềm vui ấy báo hiệu một năm gặt hái nhiều thành công của ngư dân vùng biển.
HĐQT công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) ra Nghị quyết tiếp nhận vùng nuôi thủy sản của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phước Anh 2 tại Đồng Tháp.
Những năm qua, phong trào nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện Châu Phú (An Giang) đang có xu hướng giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng chủ yếu do nông dân không chủ động được đầu ra.
Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa giới thiệu những lồng cá vẩu đang nuôi trên đầm vừa cho chúng tôi biết, người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu.