Nuôi tôm theo công nghệ nano hướng mới từ nuôi tôm theo công nghệ nano

Anh Toàn kể: Trước năm 2001, nuôi tôm theo các quy trình cũ, 2 - 3 năm liền anh đều thành công. Đến năm 2011, liên tiếp thất bại 2 vụ, anh rất hoang hoang. “Vẫn theo đúng “bài” như các năm trước, mà sao lại thua?”. Trong lúc còn đang lưỡng lự nuôi hay không nuôi, nếu nuôi thì theo mô hình nào mới “ăn”, Ngô Kiện Toàn được người quen với thiệu có Công ty CP Huetronics đang tìm chỗ để thí điểm mô hình nuôi tôm theo công nghệ nano.
Áp dụng quy trình mới này, anh nuôi tôm thẻ chân trắng. Với diện tích 4 ha, anh chia làm 10 ao nuôi, mật độ thả 80 con/m2. Mua 2 loại giống khác nhau về thả; qua hơn 2 tháng nuôi, thu hoạch 23 tấn, giá bán trung bình loại 80 con/kg là 85.000 đồng/kg, tổng thu khoảng 1,7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 600 triệu đồng.
Anh Toàn cho biết: Nuôi tôm theo công nghệ nano không có gì phức tạp, cải tạo vuông nuôi ban đầu như các vụ nuôi khác, anh lấy nước vào trên 1 tấc; dùng than hoạt tính xử lý ban đầu ngâm khoảng 4 - 5 ngày, liều lượng dùng 30 kg cho 1.000m3. Trước khi thả tôm giống, anh dùng Anti VBF (nano bạc kháng khuẩn) pha đều tạt khắp ao, bình quân 2 lít/1.000m3. Ngoài ra, anh còn dùng Tio2 + ôxy già, đánh định kỳ 5 ngày/lần. Tôm được 7 ngày nuôi thì dùng nano bạc trộn vào thức ăn cho tôm, cứ 2 ngày một lần, mỗi lần 150 ppm/kg thức ăn; từ ngày thứ 30 trở lên thì trộn 100 ppm/kg thức ăn…; có thể bổ sung men vi sinh và Vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm.
Theo anh Toàn, nuôi theo công nghệ nano hiệu quả rõ hơn so với trước đó; khâu quản lý, chăm sóc cũng nhẹ hơn. Trong khi đó, tổng chi phí vụ nuôi rẻ hơn khoảng 16%. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên (nuôi thử nghiệm), muốn khẳng định chắc chắn hơn về hiệu quả và chất lượng mô hình này, còn phải chờ thực tế nuôi 2 - 3 vụ nữa.
Tags: cong nghe nuoi tom, thuy san, cong nghe nano
Related news

Chia sẻ giải pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở hiểu biết đặc điểm của mầm bệnh và đường lây, động thái học của mầm bệnh và tương tác của mầm bệnh với vật chủ và môi trường.

Anh Nguyễn Anh Dũng, ấp Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi có 5 vụ nuôi thành công từ việc nuôi ghép cá phi với tôm sú và thẻ chân trắng. Mô hình này giải quyết được môi trường vùng nuôi, nâng cao năng suất tôm nuôi, được nông dân nuôi tôm công nghiệp (NTCN) lân cận trong xã áp dụng và thành công.

Tôm tích là loài thuỷ sản đặc trưng ở vùng đất Năm Căn. Mặc dù vậy nhưng nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín (28 tuổi), ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, huyện Năm Căn, là người tiên phong nuôi thử nghiệm tôm tích đem lại hiệu quả cao.

Mô hình luân canh muối – tôm được triển khai thí điểm tại thôn Thanh Phong, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam từ năm 2009, đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi tôm đang thấp thỏm vì vụ nào cũng có tôm bị bệnh chết hàng loạt…

Có người ví tôm thẻ chân trắng (TTCT) giống như một cô gái yếu đuối, với những đặc tính khá “đỏng đảnh”, tuy vậy, nếu nắm bắt được điểm mạnh, yếu của đối tượng này sẽ mang lại thành công lớn.