Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm
Trong giai đoạn ương tôm 25 ngày đầu, tỷ lệ sống của tôm đạt 95%, kích cỡ bình quân 900 con/kg, chi phí giảm khoảng 15 - 20% so với nuôi tôm 1 giai đoạn.
Nuôi tôm trên cát 2 giai đoạn mang lại hiệu quả cao tại mô hình. Ảnh: PVT.
Với mục đích nhân rộng quy trình nuôi tôm có hiệu quả, năm 2021, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo ATTP.
Mô hình được triển khai ở 2 điểm gồm xã Trung Giang huyện Gio Linh và xã Triệu An huyện Triệu Phong, gồm 4 hộ tham gia nuôi, với diện tích từ 0,5 ha/hộ.
Quá trình chăm sóc quản lý bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn ương và giai đoạn nuôi. Trong quá trình ương, tôm giống được ương ở ao ương có diện tích nhỏ với hệ thống sục khí đáy đầy đủ, các yếu tố môi trường nước được theo dõi thường xuyên.
Trong giai đoạn ương tôm 25 ngày đầu, tỷ lệ sống của tôm đạt 95%, kích cỡ bình quân 900 con/kg, chi phí giảm khoảng 15 - 20% so với quy trình nuôi tôm 1 giai đoạn bình thường. Hiện nay sau hơn 4 tháng nuôi, tại ao thương phẩm tôm đạt kích cỡ 50 con/kg đến 55 con/kg, đáp ứng yêu cầu của mô hình, sản lượng ước đạt 11 tấn/ha.
Trên cơ sở những kết quả khả quan đã đạt được, là cơ sở để chính quyền địa phương tại các điểm thực hiện mô hình có chính sách hỗ trợ, nhân rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo ATTP nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro cho bà con, đồng thời góp phần định hướng các mô hình nuôi tôm thâm canh phát triển theo hướng bền vững.
Related news
Theo mô tả sơ bộ, tôm đang bị bệnh thối đuôi tôm đầm, một căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn, có thể gây hao hụt lớn nếu không biết cách phòng, trị kịp thời.
Thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá trắm cỏ bằng thức ăn trộn vi lượng đất hiếm từ tháng 12/2020 tại xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Một trong những mục tiêu phát triển thủy sản bền vững với trọng tâm là xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước.