Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Sao Người Được, Người Mất?

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Sao Người Được, Người Mất?
Publish date: Saturday. March 8th, 2014

Vừa qua, tôi có dịp về vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ven biển Quảng Trị, từ giáp Quảng Bình vào giáp Thừa Thiên- Huế, đã chứng kiến cảnh người được mùa, người mất mùa. Tình trạng đó nhiều nơi diễn ra ngay ở hai hồ nuôi tôm liền kề nhau. Anh Thọ, một trong những người lỗ vốn mùa này nói với tôi: “Làm ăn, trời không cho, đành chịu!”.

Qua thực tế khảo sát của tôi, xin trao đổi với bà con nuôi tôm thẻ chân trắng, có thể có vấn đề không mới nhưng cần nhớ và luôn tuân thủ nghiêm ngặt. Đa phần thất bại là do không nắm vững hoặc lơ là, chủ quan về kỹ thuật.

Về con giống, tuyệt đối không mua con giống không rõ nguồn gốc.

Do phát triển “nóng” về nuôi tôm thẻ chân trắng khắp vùng duyên hải từ Nam đến Bắc nên hiện nay con giống của các Viện Nuôi trồng thủy sản trong nước chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu. Số còn lại bà con phải mua của các trại giống tư nhân, nguy hiểm nhất là con giống giá rẻ, trôi nổi, trong đó một lượng lớn được đưa từ Trung Quốc sang.

Loại con giống không rõ nguồn gốc này, nhất là nguồn Trung Quốc sang rất kém chất lượng. Vì chạy theo lợi nhuận, không đầy đủ thiết bị kỹ thuật, không chặt chẽ về quy trình kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, vận chuyển; vùng khí hậu khác nhau; con giống loại này về đến hồ người nuôi thường rất đuối sức, tỷ lệ chết rất cao, dễ bị lây nhiễm bệnh, khả năng kháng bệnh thấp, còi cọc, chậm lớn.

Không ít chủ hồ nuôi từ trước tới nay chỉ trông cậy vào một mối cung cấp giống theo kiểu “tín chấp”. Không ít trường hợp những người cung cấp giống này đã lợi dụng lòng tin của chủ hồ, cứ vài đợt cung cấp giống tốt lại chèn vào một đợt giống giá rẻ nhưng vẫn lấy giá cao. Vì thế, nhiều chủ hồ thường bị lặp lại tình trạng, cứ vài vụ được mùa, lại một vụ mất mùa nhưng không rõ nguyên nhân.

Luôn nhớ là phải kiểm tra nghiêm ngặt, thường xuyên nguồn nước bơm vào hồ.

Nguồn nước biển bơm vào hồ lấy ở tầng trung, nhưng vì bơm ở gần bờ, dòng nước thường xuyên chảy, có sóng, nên có thể vài phút trước không ô nhiễm, vài phút sau bị ô nhiễm.

Nguồn nước ngọt hòa vào hồ thường bơm từ giếng đóng đã được kiểm tra. Song mọi mạch nước ngầm đều có dòng chảy ngầm. Vì vậy, chất lượng vẫn có thể thay đổi. Trường hợp này ít diễn ra so với nước biển, nhưng khi đã diễn ra thì hậu họa khôn lường.

Mỗi ngày vài lần (nhiều lần càng tốt) kiểm tra nước trong hồ nuôi, vớt sạch rác thải (đặc biệt là chai bao ni lông) do gió cuốn từ xa rơi vào; vớt bọt nước màu tím, màu đen, cho vào xô đổ đi xa, không đổ sát bờ, mưa xói, hồ nhiễm bẩn trở lại.

Khi nước hồ thay đổi màu sắc phải xử lý ngay bằng hóa chất đã được hướng dẫn, không đợi đến lúc nghiêm trọng mới xử lý.

Việc quan trọng trước hết là mua con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt thời kỳ trong khu vực, thậm chí ở những vùng xa, có dịch bệnh thì phải hết sức đề phòng.

Phải xua đuổi chim cò bay đậu vào khu vực hồ nuôi vì đó là nguyên nhân truyền dịch bệnh nhanh nhất. Hồ tôm là nơi tìm kiếm thức ăn quen thuộc của chim cò, bị xua đuổi nơi này, chúng lại bay tới nơi khác, vắng người là sà xuống bắt tôm. Đôi chân chúng mang theo vô số vi khuẩn dịch bệnh.

Bên cạnh đó, phải đặt bẫy, đào bắt, diệt sạch chuột, vì chúng vừa ăn hại tôm vừa là tác nhân truyền dịch bệnh khá nhanh. Lũ chuột không hoạt động rộng như chim cò, nhưng chúng sinh sản nhanh, trong một đêm có thể đi xa tới hàng trăm mét để kiếm ăn từ hồ nuôi tôm này qua hồ khác. Muốn diệt chuột hiệu quả phải phối hợp tất cả các chủ hồ trong vùng, từng đợt, cùng lúc.

Tránh dùng chung các dụng cụ nuôi tôm của chủ này với chủ khác, thậm chí của hồ này với hồ khác: Rập kiểm tra tôm và thức ăn; vợt vớt bọt, vớt rác; phao, thuyền thúng đi lại trên hồ… Nếu không, một hồ bị dịch bệnh, lập tức các hồ khác sẽ bị lây nhiễm

Không vì nóng vội thúc cho tôm chóng lớn mà cho ăn thừa thức ăn. Thức ăn thừa bị phân hủy sẽ ô nhiễm nguồn nước, ký sinh trùng có điều kiện phát triển, gây bệnh.

Sau một vụ thu hoạch, dứt khoát không vì vụ trước không có dịch bệnh mà bỏ qua công việc làm vệ sinh hồ. Phải làm sạch hồ, tẩy trùng, phơi hồ đúng chỉ định kỹ thuật.

Để nuôi tôm thắng lợi phải đặc biệt lưu ý về mặt kỹ thuật. Nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng thất bại, chủ yếu do không thực hiện nghiêm ngặt một trong những yêu cầu kỹ thuật trên. Thậm chí có người thường xuyên được mùa, trở nên coi thường một trong những khâu kỹ thuật, phải trả giá ngay trong vụ sau.

Nuôi tôm thẻ chân trắng đang là mối quan tâm của nhiều gia đình ở vùng cát ven biển, lợi nhuận cao nhưng đầu tư lớn. Có người đã đẩy kinh tế gia đình lên khấm khá, thành triệu phú, tỷ phú, nhưng cũng có người sạt nghiệp. Đâu phải trời không cho, cốt yếu vẫn là phương pháp làm ăn, là kỹ thuật của người nuôi quyết định.


Related news

Sử Dụng Phân Bón Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Sử Dụng Phân Bón Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ

Cách phổ biến để gia tăng năng suất tự nhiên của ao nuôi thủy sản là gia tăng độ phì diêu của ao bằng phân bón vô cơ và hữu cơ. Đối với các loài tôm cá ăn đáy thì động vật đáy đóng góp quan trọng trong thức ăn của chúng và ví thế bón phân cho đất thay vì cho nước là càng hiệu quả. Bón phân thường theo sau bón vôi khoảng 20-25 ngày. Phân bón phải rải đều khắp đáy ao và đảo trộn.

Wednesday. November 13th, 2013
Hàm Lượng Thuốc Trừ Sâu Và Kim Loại Nặng Tối Đa Cho Tôm Nuôi Hàm Lượng Thuốc Trừ Sâu Và Kim Loại Nặng Tối Đa Cho Tôm Nuôi

Ngoài các yếu tố quan trọng của chất lượng nước như oxygen hòa tan, nhiệt độ, độ mặn, pH, đồ kiềm, ammonia, nitrite, sulfide, BOD phải theo dõi trong hoạt động nuôi tôm thì thuốc trừ sâu và kim loại nặng có từ các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp khác đổ vào nguồn nước sử dụng nuôi tôm cần được theo dõi và kiểm soát.

Wednesday. November 13th, 2013
Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm

Các hợp chất nitrogen luôn được tái tuần hoàn trong ao thông qua 3 tiến trình: tái tạo, chuyển hóa và tiêu thụ. Thức ăn tôm cá là nguồn cung cấp nitrogen chủ yếu trong ao bởi vì nó chứa hàm lượng đạm protein tương đối có từ các nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn như bột cá, bột thịt xương, bột đậu nành. Những nguồn đạm này được tôm cá tiêu thụ và thải ra dưới dạng ammonia. Các vi khuẩn có lợi sẽ chuyễn ammonia thành nitrite là những sản phẩm rất độc cho tôm cá, tiến trình tiếp tục sẽ chuyển nitrite thành nitrate cũng do vi khuẩn có lợi (Tiến trình này gọi là Nitrate hóa). Nitrate thường không độc trong môi trường ao và có thể sử dụng như nguồn phân bón cho các loài tảo phát triển trong ao và trong một số trường hợp yếm khí nitrate sẽ được chuyển hóa thành khí nitơ tự do.

Wednesday. November 13th, 2013
Các Yếu Tố Chất Lượng Nước Tối Ưu Cho Tôm Nuôi Các Yếu Tố Chất Lượng Nước Tối Ưu Cho Tôm Nuôi

Quản lý chất lượng nước là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong nuôi tôm. Bảng dưới đây tổng kết các yếu tố chất lượng nước trong khoảng tối ưu cho tôm biển (tôm thẻ, tôm sú).

Wednesday. November 13th, 2013
Các Trường Hợp Gây Trắng Hay Đục Cơ Ở Tôm Chân Trắng Các Trường Hợp Gây Trắng Hay Đục Cơ Ở Tôm Chân Trắng

Khác với tôm sú, tôm thẻ chân trắng thường xảy ra hiện tượng đục cơ. Sau đây là các trường hợp gây đục cơ và những giải pháp khắc phục khi nuôi tôm chân trắng.

Thursday. November 14th, 2013