Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nguy Cơ Từ Việc Phá Vỡ Quy Hoạch

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nguy Cơ Từ Việc Phá Vỡ Quy Hoạch
Publish date: Monday. October 27th, 2014

Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.

Làm giàu từ nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là giống ngoại lai có xuất xứ từ nước ngoài, được đưa vào Việt Nam và trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao trong ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm thẻ chân trắng được nuôi ở Quảng Ninh cách đây khoảng 15 năm và phát triển rất nhanh.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2.700ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, chiếm 27,9% diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh. Trong đó, một số địa phương có diện tích nuôi lớn như Móng Cái, Quảng Yên, Tiên Yên… với sản lượng hàng năm đạt trên 3.000 tấn.

Tôm thẻ chân trắng thích hợp ở vùng nước mặn lợ, vùng ven biển. Bên cạnh đó, tôm thẻ chân trắng có giá trị kinh tế cao, ít dịch bệnh nên được người nuôi quan tâm. Anh Phạm Văn Tân ở khu 6, phường Mông Dương, TP Cẩm Phả đã giàu lên nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng.

Anh Tân chia sẻ: Nhà tôi có diện tích 4ha bãi bồi ven biển, năm 1994 tôi cải tạo để nuôi cá nhưng không hiệu quả nên tôi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Thấy nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao nên năm 2009 tôi đã đầu tư 600 triệu đồng để cải tạo ao, xây dựng bờ kè kiên cố, đầu tư hệ thống điện để chuyển sang mô hình nuôi bán công nghiệp.

Được biết, hiện nay gia đình anh Tân nuôi một năm 2 vụ, với sản lượng khoảng 20 tấn/năm, cho gia đình thu nhập gần 2 tỷ đồng. Không chỉ anh Tân và nhiều hộ dân khác trên địa bàn tỉnh nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng mà phát triển kinh tế cho thu nhập cao.

Nguy cơ phá vỡ quy hoạch

Mặc dù tôm thẻ chân trắng đang là vật nuôi chính tại nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn tại tỉnh ta. Tuy nhiên, nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nước ngọt, những nơi ngoài quy hoạch sẽ tác động xấu tới môi trường sinh thái.

Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (Sở NN&PTNT) hiện nay toàn tỉnh có 46ha tôm thẻ chân trắng nước ngọt ngoài vùng quy hoạch (tập trung ở 3 địa phương trên địa bàn tỉnh là Quảng Yên 13,6ha, Uông Bí 15ha, Đông Triều 17,2ha). Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Trần Duy Chinh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (Sở NN&PTNT) cho rằng: Việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt, sẽ có tác động ngược, ngây ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước trong quá trình xử lý từ nước ngọt sang nước mặn, lợ dùng muối để tạo mặn. Số lượng thả muối còn thuỳ thuộc vào tỷ lệ với từng vùng nuôi, song xê dịch trong khoảng 3 - 4 tạ muối/sào ao nuôi.

Trong khi đó, một số hộ dân tiến hành khai thác nguồn nước ngầm gây sụt lún nền đất ảnh hưởng tới hệ sinh thái vùng nuôi, những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thường chuyển đổi từ diện tích nuôi cá nước ngọt, hoặc những vùng có diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang. Thậm chí một số hộ thấy lợi nhuận từ tôm thẻ chân trắng đã tiến hành phá cây trồng, xoá bỏ diện tích đất trồng lúa 2 vụ, điều này nguy cơ lớn ảnh hưởng tới năng suất sản lượng của nhiều vùng lúa trong quy hoạch.

Mặt khác, nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng nước ngọt, sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh mới có thể gây ra vùng dịch, mất thời gian và kinh phí dập dịch.

Bên cạnh đó, việc nuôi tôm thẻ chân trắng phải có cơ sở hạ tầng tương ứng, trong khi tại các vùng nuôi tôm nước ngọt hiện nay, người dân nuôi theo tự phát, tự học hỏi kinh nghiệm bên ngoài, cơ sở vật chất hầu như không đáp ứng được nhu cầu nuôi.

Do đó, nguồn nước thải sau nuôi không xử lý trực tiếp thải ra bên ngoài, đe doạ trực tiếp tới cây trồng, vật nuôi khác, gây ô nhiễm và nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao. Đây là những nguyên nhân tiềm ẩn và rủi ro rất lớn, sẽ tạo ra hiệu ứng ngược về lâu dài sẽ rất khó khắc phục.

Giải pháp khắc phục Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về việc quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt, ngày 13-6-2014, UBND tỉnh có công văn chỉ đạo về việc triển khai các biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch bệnh trên tôm và quản lý tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.

Theo đó, Sở NN&PTNT đã trực tiếp đi khảo sát các địa phương có nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt ngoài quy hoạch tại 3 địa phương Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều. Sở đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.

Được biết, sau khi có chỉ đạo của Sở NN&PTNT, huyện Đông Triều đã có văn bản chỉ đạo các xã có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đánh giá hiện trạng, yêu cầu các hộ không cung cấp nước ngầm cho ao nuôi, không cung cấp thêm muối và ký cam kết sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại. Riêng TP Uông Bí, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch theo báo cáo của Phòng Kinh tế là 15ha (với 34 hộ nuôi), tập trung chủ yếu ở phường Phương Nam.

Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát thực tế của phóng viên thì diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch hiện nay tại xã lên tới xấp xỉ 40ha, với 90 hộ nuôi. Các hộ này đã tự ý chuyển đổi từ nuôi cá nước ngọt sang nuôi tôm.

Được biết, các địa phương đều đã có văn bản chỉ đạo không cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch nhưng việc diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch vẫn chưa giảm, thậm chí tại một số nơi còn có xu hướng tăng do lợi nhuận bước đầu từ nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại khá cao.

Vì vậy, để việc nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển bền vững, bên cạnh công tác tuyên truyền, các địa phương và ngành chức năng cần quyết liệt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch. Đồng thời, tiến hành rà soát lại quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản; có thể điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế và điều kiện tự nhiên của địa phương.


Related news

Thanh Long Tìm Hướng Tiêu Thụ Nội Địa Thanh Long Tìm Hướng Tiêu Thụ Nội Địa

Nguồn thanh long đưa về hai chợ đầu mối này chủ yếu là của Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, sau đó chuyển đi tiêu thụ ở các chợ nội thành hay khu vực lân cận. Còn tại Hà Nội, hiện cũng có hai chợ đầu mối gồm Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (Khu đô thị Đền Lừ) và chợ đầu mối Long Biên.

Thursday. October 2nd, 2014
Cơ Giới Hóa Để Nâng Cao Giá Trị Sản Xuất Theo Hướng Bền Vững Cơ Giới Hóa Để Nâng Cao Giá Trị Sản Xuất Theo Hướng Bền Vững

Theo định hướng hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tỉnh ta xác định cơ giới hóa sản xuất là một trong những khâu then chốt, nhằm giảm chi phí sản xuất, giải quyết một phần tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp lúc mùa vụ và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Thursday. October 2nd, 2014
Thu Lãi 200 Triệu Đồng Mỗi Năm Từ Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Thu Lãi 200 Triệu Đồng Mỗi Năm Từ Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn

Ông Phan Thanh Sơn, ấp Quý Thạnh, xã Tân Hội (TX. Cai Lậy) được người dân nơi đây biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, nhờ mô hình nuôi gà nòi thả vườn.

Thursday. October 2nd, 2014
Khẩn Trương Thu Hoạch Lúa Hè Thu Trước Khi Lũ Lụt Tràn Về Khẩn Trương Thu Hoạch Lúa Hè Thu Trước Khi Lũ Lụt Tràn Về

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Thursday. October 2nd, 2014
Tăng Cường Giám Sát Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Tăng Cường Giám Sát Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.

Thursday. October 2nd, 2014