Nuôi tôm hùm hiệu quả, bền vững
Đây là nội dung Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao và bền vững tại các tỉnh miền Trung” được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Khánh Hòa tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Nhà khách tỉnh Khánh Hòa vào ngày 12 - 13/4.
Theo Tổng cục Thủy sản, tôm hùm phân bố khá rộng nhưng được nuôi tập trung ở 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, một số tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng diện tích khá ít.
Năm 2017 sản lượng tôm hùm nuôi cả nước hơn 1.530 tấn, chủ yếu là loài tôm hùm bông và tôm hùm xanh, đem lại nguồn thu hơn 3.500 tỷ đồng/năm cho những người dân nuôi tôm hùm lồng. Năm 2010, số lồng nuôi là 49.512 lồng, đến năm 2017 tăng lên 83.852 lồng. Tổng sản lượng thu năm 2017 là 1.530 tấn, trong đó vẫn tập trung tại Phú Yên 500 tấn, Khánh Hòa là 984 tấn, còn lại là đóng góp của các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định và Quảng Ngãi.
Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề cấp thiết hiện nay là việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nhân tạo tôm hùm giống. Thực hiện được điều này thì nghề nuôi tôm hùm sẽ giải quyết được bài toán khó về nguồn giống. Bởi hiện nay, tỷ lệ hộ nuôi gặp khó khăn về nguồn cung cấp con giống chiếm đến 60 - 70%. Nguồn tôm hùm giống khai thác tự nhiên cũng không ổn định do phụ thuộc vào mùa vụ, diễn biến thời tiết, thay đổi dòng chảy và môi trường biển. Vào thời điểm được mùa, giá tôm hùm giống dao động 150.000 - 200.000 đồng/con, khi khan hiếm có thể lên đến 400.000 - 500.000 đồng/con.
Theo bà Đỗ Kim Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Ninh Thuận, thiếu con giống là yếu tố chính làm cho nhiều hộ nuôi tôm hùm ở Ninh Thuận phải ngừng hoặc thả nuôi với số lượng hạn chế hoặc chuyển sang nuôi cá bớp, cá chim vây vàng, cá mú trân châu…
Để góp phần làm cho nghề nuôi tôm hùm phát triển theo hướng ngày càng bền vững, thân thiện với môi trường thì việc thay thế thức ăn tươi bằng thức ăn viên là hướng đi tất yếu.
Thị trường cho tôm hùm cũng là thách thức lớn cho phát triển bền vững, khi hiện nay chưa có doanh nghiệp quan tâm đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, việc tiêu thụ chủ yếu thông qua thương lái thu gom nên bấp bênh về giá và không ổn định. Việc phát triển nuôi tôm hùm vì thế thiếu bền vững dẫn đến sản lượng thấp, không đều, chỉ trên dưới 1.500 tấn/năm.
Trước khó khăn của hộ nuôi hiện nay, ngành chức năng cũng như các địa phương cần có hướng hỗ trợ, tháo gỡ cho nghề nuôi tôm hùm nhằm phát huy thế mạnh, vừa tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Related news
Sáng ngày 4-8, tại UBND xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Chi cục Thủy sản phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình “Nuôi thương phẩm lươn đồng bằng con giống nhân tạo”, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng (giai đoạn 2014-2016)”, có hơn 50 người dân và cán bộ ở các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh tham gia.
Việc phát hiện hơn 800 sản phẩm thuốc, hóa chất thủy sản bị cấp chứng nhận trái luật vừa qua thực tế chỉ là phần nổi của một hiện tượng đã tồn tại rất lâu trong ngành thủy sản hiện nay. Đó là việc quản lý thị trường này dường như đã không theo kịp diễn biến.
Vùng ven biển Nghệ An có nhiều lợi thế phát triển nuôi tôm hàng hóa. Tuy nhiên do phát triển 'nóng' nên nguồn nước vùng nuôi bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt ở TX Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu khi sử dụng nguồn nước sông Mai Giang nuôi tôm.
Tuy Phong (Bình Thuận) lâu nay vẫn là một trong những địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Nói đến Tuy Phong, nhiều người biết đến thế mạnh đứng đầu về sản xuất tôm giống, nuôi cá lồng bè, đồng thời là địa phương thực nghiệm thành công mô hình nuôi điệp quạt. Chính vì vậy, người dân nơi đây vẫn đang ấp ủ và góp sức để trở thành một trong những vùng nuôi trồng thủy sản trong tương lai. Và Chí Công là địa phương đang hình thành khu sản xuất giống thủy sản để cung cấp cho thị trường trong nước và nước ngoài.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù sản lượng nuôi cá tra tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2015 (525.000 tấn), nhưng do giá không ổn định, lúc tăng lúc giảm, trung bình giảm 1.000 - 4.000 đồng/kg so với cùng kỳ, nên người dân chỉ nuôi cầm cự, diện tích nuôi bị thu hẹp.