Nuôi tôm công nghệ cao lãi kép, vừa an toàn vừa thu bạc tỷ
Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao phát triển mạnh mẽ tại các huyện Nhà Bè, Cần Giờ... Đây là mô hình nuôi tôm cho tỷ lệ thành công trên 90%, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần nuôi tôm ao đất.
Trong ảnh: Các mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo phương thức trải bạt, phủ lưới lan đang được nông dân Cần Giờ nhân rộng. Ảnh: P.Y
Gia đình chị Trần Thị Bàng (xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ) có 4ha nuôi tôm thẻ chân trắng đã hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, càng về sau nuôi tôm càng khó khăn do tình hình dịch bệnh bùng phát dữ dội. Sau nhiều lần tham quan, học hỏi các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, cuối năm 2015, gia đình chị Bàng quyết định cải tạo lại khu nuôi, xây dựng lại hệ thống ao theo mô hình CPF-Combine Program của Công ty CP C.P Việt Nam, gồm 3 ao lắng, 1 ao sẵn sàng, 1 ao chứa chất thải và 4 ao nuôi (1.500m2/ao), 2 ao ương (500m2/ao), chi phí hết 2 tỷ đồng.
Chỉ sau 4 vụ tôm (3 tháng/vụ), chị Bàng đã thu hoạch được hơn 30 tấn tôm thương phẩm, tương đương hơn 4,2 tỷ đồng, thu về lợi nhuận trên 2 tỷ. Nếu như với cách nuôi truyền thống trong ao đất, chị thường thả 50 con giống/m2 thì với với tôm công nghệ cao chị thả đến 200 con/m2. Con tôm khi thu hoạch đạt cỡ lớn từ 25-30 con/kg.
Tương tự, anh Lê Văn Tâm (xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ), cũng liên tiếp thắng lớn, trúng đậm bạc tỷ mỗi năm nhờ áp dụng nuôi tôm công nghệ cao. Theo anh Tâm, trung bình chi phí đầu tư theo mô hình này khoảng 1,8 tỷ đồng/ha. “Tiền nào của nấy”, tỷ lệ thành công nuôi tôm theo mô hình này khá cao, năng suất trung bình đạt 40 tấn/ha, mỗi năm sản xuất 3 - 4 vụ tôm. “Mỗi lứa tôm nuôi trung bình 70 ngày, cộng với thời gian xử lý ao là 90 ngày thì một năm cũng nuôi được 3 - 4 vụ. Với giá cả thị trường ổn định, mỗi năm gia đình cũng bỏ túi khoảng 1,2 – 1,5 tỷ đồng/ha từ nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ cao” - anh Tâm chia sẻ.
Ông Bùi Quốc Bảo - Trưởng phòng Kinh doanh bộ phận thủy sản của Công ty cổ phần C.P. Việt Nam, chia sẻ, CPF-Turbo Program là hệ thống ao nuôi an toàn sinh học, quản lý môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học nhằm đạt hiệu quả cao. Còn các mô hình CPF-Combine Program hướng người nuôi tôm xây dựng ao nuôi có diện tích phù hợp, thuận lợi cho việc quản lý, đồng thời phải có thêm hệ thống ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng.
Related news
Phong trào nuôi tôm trải bạt ở xã Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) tuy mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi nhưng để lại nhiều hệ lụy về môi trường.
Mặc dù đội tàu khai thác cá ngừ đại dương của tỉnh Khánh Hòa đang phát triển mạnh, nhưng hầu hết các cơ sở chế biến xuất khẩu loại cá này vẫn thiếu nguyên liệu
LTS: Để tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra, thời gian qua các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai nhiều mô hình liên kết có quy mô lớn.