Nuôi Thành Công Cá Bống Tượng Trong Ao Nước Lợ
Cá bống tượng là loài có kích cỡ lớn nhất trong họ hàng cá bống, sống chủ yếu ở nước ngọt vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm. Thế nhưng ở Bến Tre có một người mạnh dạn chuyển cá bống tượng nước ngọt về nuôi trong vùng nước lợ ven biển, đó là anh Nguyễn Văn Bảo ở ấp An Phú (xã An Quy, huyện Thạnh Phú).
Năm 1990, anh Bảo đi lập nghiệp ở Trị An (Đồng Nai), tại đây anh sống bằng nghề làm thuê kết hợp với việc đánh bắt cá để mưu sinh. Sau 5 năm, anh trở về Thạnh Phú nuôi tôm sú. Năm 2000, anh quyết định trở lại Trị An để mua cá bống tượng về nuôi, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên cá chết phân nửa. Đến năm 2005, việc sản xuất các bống tượng của anh Bảo mới thành công. Anh ép cho cá bống tượng đẻ, sau đó đem trứng đi ấp bằng cách cho chạy oxy, cá mẹ nặng không quá 800 gram, mỗi tháng đẻ 1 lần, đẻ 3 - 4 lứa là phải đổi con khác.
Thế nhưng cá bống tượng lúc còn nhỏ nó cũng giống như những loài cá bống khác, khó phân biệt. Theo kinh nghiệm anh Bảo, cá bống tượng dưới đuôi nó có hình chữ V màu đen. Khi chọn nuôi thì chúng phải đều nhau (dài 3 - 4 cm, nặng khoảng 100 gram), vảy bụng và vảy lưng cũng vậy, toàn thân cá phải có nhiều nhớt, lưng hơi xám, da bóng, mang phùng thật to, các tia vi xòe ra hết cỡ, khi thả vào nước bơi thật nhanh, nếu không đạt yêu cầu, phải loại bỏ ngay.
Đối với việc nuôi cá bống tượng thương phẩm, theo kinh nghiệm của anh Bảo: cá bống tượng nuôi được quanh năm, tuyệt đối không nuôi trong lồng bè với mật độ dày đặc như cá điêu hồng, vì chúng dễ cọ xát, đâm đầu vào lồng dẫn đến chết. Tốt nhất là nuôi trong ao đất, đáy ao bằng phẳng, sâu 1,2 - 1,4 m; trước khi nuôi phải bón vôi theo tỷ lệ 70 kg/1.000 m2, dẫn nước vào nuôi phải qua túi lọc; mật độ nuôi là 3 con/1 m2. Từ lúc còn nhỏ đến 60 ngày tuổi, cho cá ăn trùn quế, băm nhuyễn trộn với thức ăn công nghiệp. Khi cá đạt trọng lượng 100 gram trở lên thì cho ăn tép và cá tạp xắt nhỏ bỏ lên sàn ăn (để tiện kiểm tra). Cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không nuôi chung cá bống tượng với bất cứ loài cá nào khác. Sau 12 tháng nuôi là thu hoạch. Thời điểm thu hoạch tốt nhất từ tháng 5 (âl) đến tháng 9 (âl), vì lúc này giá khá cao, từ 300.000 đến gần 400.000 đ/kg.
Với khoảng 700 con cá bống tượng ban đầu, hiện nay anh Bảo đang nhân giống và nuôi cá bống tượng với diện tích 10.000 m2, gồm 46 ao. Năm 2007 anh Bảo bán được khoảng 800.000 cá con với giá 1.000 đồng/con, còn với cá thương phẩm anh thu về 180 triệu đồng. Đầu năm 2008, đã có khách hàng từ Kiên Giang, An Giang và TP. Hồ Chí Minh đặt mua 600.000 con. Hiện nay thị trường tiêu thụ cá bống tượng thương phẩm mạnh nhất là Trung Quốc, Singapore và Malaysia.
Related news
- Cá Bống Tượng (CBT) là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới. Cá tự nhiên bắt gặp ở: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Sumatra, Campuchia.
Trước đây người nuôi cá bống tượng vất vả giai đoạn ba tháng đầu, phải tìm nguồn thức ăn là trùn chỉ, tép xay chi phí cao nhưng cá phát triển không đều
Cá bống tượng là loài có kích cỡ lớn nhất trong họ hàng cá bống, sống chủ yếu ở nước ngọt vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm. Thế nhưng ở Bến Tre có một người mạnh dạn chuyển cá bống tượng nước ngọt về nuôi trong vùng nước lợ ven biển, đó là anh Nguyễn Văn Bảo ở ấp An Phú (xã An Quy, huyện Thạnh Phú).
Cá cha mẹ phải khỏe mạnh, không dị hình, không nhiễm bệnh, độ tuổi từ 1 tuổi trở lên, trọng lượng trên 200g. Cá không thương tật, mất nhớt, cá không bị mắc câu, mắc lưới, chích điện
Cá bống tượng được xem là đối tượng nuôi đạt hiệu qủa kinh tế cao, giá cả thương phẩm thường ở mức cao, loại 300-400g/con được các vựa thu mua giá trên 100.000 đồng/kg, loại từ 0,5kg/con trở lên giá 160.000-240.000 đồng/kg tùy theo thời giá. Loài cá này rất dễ nuôi, tùy điều kiện chăm sóc, sau 15 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 0,5-0,8kg/con.