Nuôi lợn rừng cho lãi cao
Những năm qua, người chăn nuôi thường xuyên gặp khó khăn về thị trường và dịch bệnh, nghề nuôi lợn không có lãi hoặc chỉ hòa vốn, nếu không may bị dịch bệnh còn mất trắng. Gần đây, một số hộ ở Thịnh Hưng đã chuyển sang nuôi lợn rừng, không chỉ tận dụng đất đồi rừng mà còn tạo ra sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng.
Gia đình ông Nguyễn Thế Tập ở thôn 7 là một trong những hộ đã chuyển dần sang nuôi lợn rừng thả rông trên đất đồi.
Ông Tập cho biết: "Nhà tôi có 10 nái lợn rừng bố mẹ (giống mua từ Lào Cai), mỗi năm sinh sản được 70 - 80 con. Với diện tích đất đồi rộng, ban ngày thả chúng lên đồi cho ăn cây cỏ rừng, buổi trưa và tối cho ăn thêm chất tinh bột khoai, sắn. Giống lợn này thức ăn chủ yếu là chất xơ, chúng ăn các loại cây trên rừng, thức ăn tinh bột chỉ hỗ trợ. Nếu cho ăn nhiều tinh bột thì thịt lợn sẽ mỡ và không ngon.
Để nuôi được một con lợn có cân nặng 15 - 16 kg cũng mất 7 - 8 tháng, nuôi được 25 kg xuất bán cũng phải mất cả năm trời. Giá bán từ 150.000 - 200.000 đ/kg. Những năm gần đây thị trường tiêu thụ lợn rừng bị thu hẹp do nhiều nơi bán với giá 80.000 - 100.000 đ/kg”.
Khác với gia đình ông Tập, gia đình nhà ông Lê Thế Viên không thả rông lợn rừng trên đồi mà xây thành khu nuôi. Ông Viên cho biết: "Cách đây 3 năm, gia đình tôi nuôi 15 nái lợn, mỗi năm bán ra thị trường 200 con thu về từ 400 - 500 triệu đồng. So với lợn Móng Cái thì nuôi lợn rừng hiệu quả kinh tế hơn".
Từ ngày gia đình ông Viên nuôi giống lợn rừng Lào Cai đến giờ chưa gặp dịch bệnh, do chúng thích nghi với điều kiện khí hậu cũng như sức đề kháng cao. Nuôi lợn rừng không phải đầu tư nhiều, tận dụng được những thức rau củ, quả dư thừa và cây cỏ rừng. Chỉ khó lúc đầu tư giống lợn bố mẹ phải tìm được giống chuẩn, phải lên tận Lục Yên (Yên Bái) để mua; ngày đấy ông mua với giá 600.000 đ/kg.
Ông Lê Đức Tấn, trưởng thôn 7 cho biết: “Giống lợn rừng này phù hợp với điều kiện khí hậu nơi đây. Diện tích đất đồi rộng dễ tạo thành khu chăn nuôi mà lại tận dụng được những phụ phẩm nông nghiệp. Do cạnh tranh thị trường tiêu thụ nên gần đây nhiều hộ gặp khó khăn về đầu ra. Hơn nữa, thịt lợn rừng là món ăn đặc sản nên người thu nhập thấp, ít có điều kiện mua để ăn hàng ngày. Đó cũng là cái khó của người nuôi".
Theo ông Lương Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Hưng thì xã có lợi thế diện tích đất đồi rộng, các hộ dễ quây thành khu từ 0,5 - 1 ha để nuôi lợn rừng. Giá lợn rừng thương phẩm lên xuống là chuyện bình thường. So với giá lợn thịt bình thường thì lợn rừng vẫn cao gấp hai lần. Vừa rồi 2 trang trại nuôi lợn rừng trong xã được nhà nước đầu tư 20 triệu đồng để phát triển chăn nuôi lợn rừng. Xã đang nhân rộng mô hình nuôi lợn rừng và tập huấn kỹ thuật cho bà con nhằm duy trì và phát triển nghề này.
Related news
Các biểu hiện ngộ độc: Khi lợn bị ngộ độc thức ăn có những biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào chất gây ngộ độc.
Trong chăn nuôi nói chung và nuôi heo nói riêng, việc phát hiện bệnh của vật nuôi sớm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc điều trị. Nhìn khi lợn bị bệnh sẽ có những biểu hiện sau: nằm im, mắt nhắm hay mở hi hí, đôi khi mắt có ghèn; thở mệt nhọc; nước tiểu vàng; mũi khô hoặc chảy nước mũi; hoạt động nặng nề, uể oải; bị táo bón hoặc tiêu chảy tanh hôi; ăn ít hoặc bỏ ăn, chỉ uống nước; thân nhiệt cao khoảng 40 - 42 độ C. Khi quan sát thấy những dấu hiệu bất thường của lợn mà chúng ta nhận ra như sau:
1) Nguyên nhân: Do sử dụng các dụng cụ như: dao, kéo, chỉ cột rốn không được vô trùng hoàn toàn