Nuôi lợn bằng thảo dược
Năm 2008, gần nửa số lợn trong trại nuôi công nghiệp bị chết bởi dịch tai xanh, thiệt hại hơn hơn 300 triệu đồng khiến gia đình ông Đỗ Văn Chuyên (43 tuổi, ở thôn Trai Trang, TT.Yên Mỹ, H.Yên Mỹ) lao đao.
Một lần đọc báo về một số loại cây cỏ trong vườn nhà thực ra là các vị thuốc nam, có thể chữa bệnh, ông nảy ra ý tưởng dùng thảo dược làm thức ăn cho lợn.
“Tôi hái lá bồ công anh, kim ngân, thài lài trong vườn nhà rồi nghiên cứu công dụng, liều lượng của từng loại lá trước khi trộn với cám ngô, cám gạo, nghiền thành viên cho lợn ăn.
Theo dõi hàng thấy lợn ăn khỏe, da hồng hào hơn và không bị ốm, chết dù đang có dịch tai xanh”, ông Chuyên nói và cho biết đã triển khai đại trà cách cách làm này trong trang trại của mình từ năm 2012.
Theo ông Chuyên, khẩu phần ăn của lợn trong trai trại có khoảng 20 loại thảo dược dễ tìm, có tác dụng giải độc, tẩy giun sán, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
Tuy nhiên, ông chỉ tiết lộ một số vị như thổ phục linh, nghệ vàng, tỏi ta vì “sợ mất bí quyết”.
Cám thảo dược được dùng cho lợn từ 50kg trở lên, lợn nuôi từ nhỏ đến khoảng 50kg thì ông Chuyên cho ăn loại cám viên được nghiền từ bột ngô, đậu tương và cá vụn luộc như bình thường.
Đáng chú ý là nuôi lợn bằng cám công nghiệp chỉ mất 6 tháng nhưng ông Chuyên vẫn nuôi bằng thảo dược trong 8 tháng vì “muốn làm ăn bền vững, sản xuất thực phẩm sạch”.
Trang trại của ông Chuyên có 20 lợn nái và hơn 200 lợn thương phẩm.
Dẫn chúng tôi vào thăm khu chuồng nuôi được cách ly cẩn thận, ông Chuyên cho biết những con lợn da hồng tía trong chuồng chưa bao giờ ốm phải uống thuốc kể từ lần tiêm phòng khi còn bé, đặc biệt không có lợn chết.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân địa phương tìm mua thịt lợn của ông dù giá cao hơn lợn nuôi thường 15.000 - 20.000 đồng/kg.
Theo ông Chuyên, nhiều thương lái cũng đến đặt mua với số lượng lớn nhưng gia đình ông không bán mà thực hiện một dây chuyền khép kín từ chăn nuôi cho tới giết mổ để bán thành phẩm bán ra thị trường.
Đến tận nhà ông Chuyên mua thịt và 2 cây giò về ăn dần, ông Nguyễn Hữu Phong (38 tuổi, ở thôn Trung Đạo, xã Trung Hưng, H.Yên Mỹ) cho biết: “Tôi rất sợ ăn thịt lợn nuôi cám tăng trọng, thậm chí là lợn chết, tẩm ướp hóa chất nên đã mua thịt lợn ở đây hơn một năm rồi.
Ăn thịt lợn sạch ở đây quen rồi nên sợ thịt bán ngoài chợ lắm”.
“Lợn nuôi bằng thảo dược săn chắc, ngọt thịt hơn, khi luộc thịt không có váng bọt như thịt lợn nuôi bằng cám tăng trọng.
Mỗi ngày nhà tôi thịt 1 con, nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu của bà con”, ông Chuyên nói và cho biết không tính được chi tiết số tiền lợi nhuận vì thu được bao nhiêu lại đầu tư trở lại bấy nhiêu.
Ông Chuyên cũng đóng thịt lợn trong bao bì hút chân rồi đem tới tận những nhà có đơn đặt hàng.
Người nông dân này cho biết sắp tới sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi lợn, xây dựng một khu giết mổ, đóng túi khép kín theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trăn trở lớn nhất của ông là tiết kiệm chi phí để có thể cạnh tranh với thịt lợn thông thường, giúp mọi người sử dụng loại thịt sạch này phổ biến hơn.
Related news
Thực tiễn nuôi tôm thời gian qua tại các địa phương ở Cà Mau đã chỉ ra rằng: nếu nông dân thực hiện xen canh, cắt vụ luân canh với các loài cá phi, cá bổi, các loại cá đồng, sò huyết, vọp, cá kèo… sẽ có được những vụ tôm đạt kết quả tốt hơn và cũng tăng thêm thu nhập từ những đối tượng nuôi phụ đó.
Theo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với mục tiêu nhanh chóng đưa đồng vốn hỗ trợ theo Nghị định 67 đến với chủ tàu/ngư dân tại các địa phương vùng biển, chi nhánh BIDV tại tất cả các địa phương đã đến với từng chủ tàu/ngư dân có nhu cầu để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, đảm bảo đơn giản, công khai và minh bạch.
Ngày 31/1, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã đi khảo sát một số mô hình nuôi tôm theo công nghệ mới tại Bạc Liêu. Đó là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính của Tập đoàn Việt – Úc và công ty Hải Nguyên. Đây là 2 doanh nghiệp hiện đang sở hữu những công nghệ và quy trình nuôi tôm có năng suất rất cao.
Với mục tiêu khai thác tốt thế mạnh của địa phương, thời gian qua việc nuôi trâu vỗ béo đã thực hiện có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời cũng là kinh nghiệm hay để các địa phương khác có thể tham khảo.
Đó là thực tế của ông Lê Văn Thành, ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 2003, ông mua 6 con dê cái và 1 con dê đực giống về thả nuôi ở vạt rừng, gò đồi cây thấp rộng khoảng 50 ha ở địa phương. Các loại lá cây rừng là món ăn ưa thích của dê, mỗi con trong ngày có thể ăn 5 kg lá.