Nuôi heo nái sinh sản hiệu quả
1. Hiện tượng gì cho ta biết heo nái đang ở vào thời điểm phối giống có kết quả?
Hiện tượng heo nái động dục ra sao chắc các bạn cũng đã biết: Nái tỏ ra buồn bực, ưa gây sự với đồng loại chung chuồng, miệng kêu nho nhỏ và liên tục, âm hộ sưng to và ửng đỏ.
Nái thường chồm lên lưng heo khác hoặc nó chịu để cho heo khác chồm lên lưng …
Thời gian lên giống dài hay ngắn ngày tuỳ theo giống heo, nhưng thường là 4 đến 5 ngày.
Nhưng không phải trong khoảng thời gian dài đó, thả nọc vào chuồng lúc nào nái cũng cho phối cả đâu! Phải chờ đúng thời điểm mà kinh nghiệm dân gian cho là “muồi” nhất thì nái mới cho nọc phủ, và chỉ phủ đúng vào thời điểm đó nái mới thụ thai mà thôi.
Cái thời điểm đó gọi là muồi đó thường kéo dài từ một ngày rưỡi đến hai ngày!
Với người kinh nghiệm trong nghề, chỉ khi phát giác âm hộ của heo nái từ màu đỏ tươi trở nên tái, và âm hộ không còn sưng căng mà trở nên mềm, xệ xuống, đồng thời có nước nhờn bên trong xuất hiện … đó là đúng thời điểm cho phối giống có kết quả tốt.
Nếu lúc này dùng tay ấn vào mông heo nái đó, nó sẽ đứng chôn chân tại chỗ, dù có xô đẩy cũng không chịu đi.
Lúc này thả heo nọc vào nái sẽ chịu đứng yên cho phối.
Thường cho heo nọc phối hai lần: chiều hôm trước và sáng hôm sau.
Trong thời gian heo phối giống, dù chỉ năm mười phút, nhưng cũng để cho chúng được yên tĩnh, không để đông người lai vãng.
2. Hiện tượng gì cho ta biết heo nái đã đậu thai?
Sau khi được phối giống heo nái nếu không còn những hiện tượng rạo rực trong người để đi tới đi lui nữa, mà tỏ ra mệt mỏi thích nằm yên để nghỉ ngơi.
Và những ngày sau đó, heo nái ăn nhiều và ngủ nhiều hơn trước, đủ báo cho ta biết nó có nhiều hy vọng đậu thại.
Với người kinh nghiệm, ngay sau khi heo phối giống xong người ta đã có thể biết được heo nái có đậu thai hay không rồi.
Nếu heo nọc phối giống xong mà heo nái vẫn cứ đứng ì ra tại chỗ một lúc lâu thì có thể đoán được lần phối đó có kết quả tốt.
Ngược lại, sau khi đực phối xong mà heo nái đã rời chỗ đứng để lại gần con đực hay đi vẩn vơ trong chuồng thì coi như … phải phối lại vào chu kỳ kế tiếp.
Thế nhưng “chắc ăn” hơn hết là phải chờ 21 ngày sau khi được phối giống, nếu heo nái đó không có hiện tượng đòi nọc trở lại thì chắc chắn nó đã đậu thai.
Còn những dấu hiệu lộ ra bên ngoài trên thân nái ra sao thì phải chờ đến 2 tháng sau đó mới biết được: như núm vú bắt đầu căng, nây bụng lớn hơn, da lông óng mượt …
3. pháp nuôi heo cái mang thai ra sao?
Trong suốt thời gian mang thai của heo nái 114 ngày, ta phải chăm lo và nuôi nấng kỹ để bảo vệ tốt sức khoẻ của heo mẹ và nuôi dưỡng bào thai của hàng chục heo con trong bụng nó.
Vì điều mà ai ai cũng biết nếu nuôi heo nái khoẻ mạnh thì ổ con trong bụng nó cũng mạnh khoẻ, vì vậy cần phải chăm sóc đặc biệt loại heo mang thai này.
*Việc ăn uống: Nên cho nái ăn đầy đủ những chất bổ dưỡng cần thiết, nhưng tránh để heo quá mập, sẽ ảnh hưởng xấu đến việc sanh đẻ sau này.
Hàng ngày nên cho heo nái ăn nhiều rau cỏ tươi để không bị táo bón.
Tuần lễ trước khi đẻ, nên giảm bớt tối đa chất đạm trong thức ăn để ngừa bệnh viêm vú.
Sau khi đẻ xong heo sẽ được ăn đạm nhiều trở lại để đủ sữa nuôi con.
*Nuôi cách ly: Nái có chữa được nuôi chuồng riêng, vừa được yên tĩnh nghỉ ngơi, vừa tránh những heo khác làm sẩy thai do cắn lộn nhau hay trửng giỡn với nhau.
*Cho heo nái chửa vận động nhiều: Trong thời gian mang thai heo nái được thả ra sân nắng nhiều giờ hơn để được tự do vận động nhiều hơn.
Nhờ vào việc vận động này giúp bào thai phát triển tốt và heo nái đẻ dễ dàng hơn.
Không được rượt đuổi hay đánh đập, nạt nộ heo đang chửa, vì những hành động đó của ta có sẽ làm cho heo bị sẩy thai.
*Tắm heo: Heo đang mang thai vẫn cần được tắm chải bình thường, có điều nên hành động nhẹ nhàng, tránh cho heo phải sợ hãi, hoảng loạn …
Nếu vào mùa nắng nóng nên tắm heo mỗi ngày hai lần, sẽ nên kết hợp việc tắm với vệ sinh chuồng cho sạch sẽ.
Ban đêm, nên lót nhiều rơm khô, sạch vào một góc chuồng cho heo chửa nằm, đồng thời phải thường xuyên theo dõi sức khoẻ của nó như xem ăn uống có ngon miệng không, ngủ có yên giấc không, da lông có bóng mượt không, phân có lục cục lòn còn không …
Related news
Để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, việc cai sữa sớm cho lợn con là rất quan trọng.
Phương pháp giúp heo nái động dục đồng loạt là do sáng kiến của các chuyên gia nuôi heo người Bỉ nghĩ ra, đã và đang được thực hiện tại nhiều nước. Tất nhiên kỹ thuật này chỉ áp dụng tốt cho những trại heo công nghiệp, trong chuồng lúc nào cũng có hàng trăm heo nái nuôi con. Cách thực hiện như sau: