Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Nuôi gà Tây thịt

Nuôi gà Tây thịt
Author: Farmvina
Publish date: Friday. December 7th, 2018

Hiện nay, rất tiếc là gà tây chưa có giống “siêu thịt” như một số gia cầm gia súc khác, cho nên đa số gà tây nuôi lấy thịt là gà không đạt tiêu chuẩn để làm giống, hoặc lấy từ số gà trống thặng dư, và những gà mái ngoài tuổi sinh sản hoặc sinh sản kém. Tất cả những gà này đều được phân loại ra nuôi thịt. Vậy phương pháp để bạn nuôi gà tây thế nào để chúng mau mập mạp mà bán thịt?

Nuôi gà tây thịt bằng phương pháp nuôi thả

Gà tây thịt

Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, gà tây đã thực sự ở vào tuổi trưởng thành nên tầm vóc cao to, có khối lượng thịt lớn. Ở vào lứa tuổi này, tuỳ theo giống, gà trống có thể cân nặng từ 5kg đến 8kg, gà mái từ 3kg đến 5kg, hơn nữa thịt lại thơm ngon mềm mại nên rất được thị trường ưa chuộng và bán được giá cao.

Gà tây thịt, trống mái ở vào lứa tuổi này do có chất lượng thịt ngon nên không bao giờ bị ế chợ, đắt hàng như gà mái dầu của ta vậy. *Gà mái dầu là gà mái tàu sắp để lứa trứng đầu tiên nên thịt rất mỡ màng mềm mại thơm ngon, khiến bà nội trợ nào cũng thích.

Phương pháp nuôi gà tây thịt

Có hai cách nuôi gà tây thịt, thường được nhiều nơi áp dụng là nuôi nhốt và nuôi thả vườn.

Cách nuôi nhốt

Trong trường hợp không có sẵn sân vườn rộng để chăn thả thì người ta chỉ còn cách nuôi nhốt. Nuôi nhốt ở đây không có nghĩa là nuôi trong các lồng sắt chật hẹp, mà nuôi trong ngăn chuồng tương đối rộng như cách nuôi tập thể gà công nghiệp. Cũng có cách nuôi nhốt giữa chuồng kết hợp với sân thả cạnh bên.

Sân thả ở đây chỉ vừa đủ rộng cho gà có chỗ lui tới vận động ngoài trời cho đỡ cuồng chân. Nghĩa là mỗi con chỉ có khoảng một vài thước vuông sân để xoay trở tới lui mà thôi. Do vậy, nuôi gà theo cách này phải cho ăn đủ ba bữa: Sáng, trưa và tối nên tốn kém nhiều dẫn đến mức lời thấp. Đó là chưa nói đến gặp trường hợp gà bị vướng bệnh mà chết hoặc phải chi tiêu vào khoản thuốc men để chữa trị thì nhiều khi còn lỗ nữa.

Cách nuôi thả

Nuôi thả là nuôi theo phương pháp mà chúng tôi vừa trình bày ở trên, là ban ngày tất cả gà được thả hết ra ngoài sân vườn rộng rãi để chúng mặc sức chạy nhảy và tự tìm kiếm lấy thức ăn sẵn có trong tự nhiên, chủ nuôi cả ngày không tốn phí thức ăn một chút nào cho gà nuôi cả. Chỉ tối lại, khi gà trở về chuồng ngủ thì mới cho gà ăn bổ sung thêm bữa tối mà thôi.

Nếu đất đai trong sân vườn chăn thả màu mỡ, có thức ăn nhiều gà nuôi lại càng mau  mập. Trong trường hợp ngoài vườn thiếu thức ăn, thì chỉ cần cho gà ăn thêm bữa trưa với rau cỏ, lúa bắp … là đủ.

Vỗ béo gà tây thịt

Trước khi bán thịt, gà tây phải được vỗ béo một thời gian. Và thời gian cần thiết để vỗ béo cho gà trung bình phải mất một tháng. Do đó, với gà con nuôi, khoảng 6 tháng tuổi đã được “hưởng” chế độ vỗ béo rồi.

Những gà già vài ba năm tuổi trở lên, và những gà trước đó đã có một thời kỳ vướng bệnh, ốm yếu, còi cọc thì thời gian vỗ béo chúng phải lâu hơn, kéo dài hơn vài ba tuần.

Cách vỗ béo gồm có 2 phần:

  • Hạn chế sự vận động: Hằng ngày vẫn cho gà ra sân vận động, nhưng chỉ vận động trong một khuôn viên chật hep, hoặc là thả ra sân vườn rộng nhưng hạn chế giờ giấc hơn, thay vì trước đây mỗi ngày thả 8 giờ thì trong thời gian vỗ béo chỉ nên thả non một buổi mà thôi. Do bị hạn chế vận động nên gà không mất năng lượng nhiều, nhờ đó mau mập.
  • Tăng cường bữa ăn: Thay vì thường ngày nếu nuôi nhốt ta chỉ cho gà ăn ba bữa: sáng, trưa, chiều thì nay cho ăn thêm cữ khuya (hoặc chong đèn cho ăn đêm). Phương pháp này thường áp dụng cho loại gà già năm tuổi và gà có cơ thể suy yếu.
  • Thức ăn bổ dưỡng: Thức ăn để vỗ béo gà tây thịt ngoài lượng rau cỏ tươi non dồi dào ra còn có đầy đủ chất bổ dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin. Nhiều người có kinh nghiệm riêng trong việc pha trộn thức ăn đầy đủ chất bổ dưỡng để nuôi gà tây mau mập hơn. Có người ngoài rau cỏ tươi ra cho ăn đơn thuần cám hỗn hợp. Nhiều người dùng chuối cây thái nhỏ trộn với cơm gạo lứt và cám gạo nhuyễn cho tất cả vào cối đâm nhuyễn cho gà ăn.

Related news

Tìm hiểu về trường hợp tổn thương xương lưỡi hái ở gà đẻ Tìm hiểu về trường hợp tổn thương xương lưỡi hái ở gà đẻ

Những yêu cầu hiện đại đối với gà đẻ đã tạo ra một "lý do hoàn hảo" dẫn đến những nguyên nhân gây tổn thương cho xương lưỡi hái; tiến sĩ Mike Toscano

Tuesday. December 4th, 2018
Xác định đặc tính gây bệnh của chủng vi rút gây bệnh Marek trên gà nuôi Xác định đặc tính gây bệnh của chủng vi rút gây bệnh Marek trên gà nuôi

Marek là bệnh ung thư truyền nhiễm nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà công nghiệp.

Wednesday. December 5th, 2018
Bệnh hen gà (CRD - CHRONIC RESPIRATORY DISEASE) Bệnh hen gà (CRD - CHRONIC RESPIRATORY DISEASE)

Bệnh hô hấp mãn tính CRD hay còn gọi là bệnh hen gà là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm. Đây là bệnh nguy hiểm gây tổn thất kinh tế lớn trong chăn nuôi gà

Thursday. December 6th, 2018