Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nuôi gà đẻ - Những giải pháp vượt khó của nông dân

Nuôi gà đẻ - Những giải pháp vượt khó của nông dân
Author: Bùi Minh
Publish date: Tuesday. June 11th, 2019

Với kinh nghiệm nuôi gà đẻ trong nhiều năm nay, ông Phạm Văn Tràng - xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư được coi là người có nhiều thành công nhất trong mô hình này tại Thái Bình. Tuy nhiên, trước vấn đề giá trứng giảm, ông Tràng đã làm gì để duy trì và phát triển mô hình. Câu trả lời sẽ có trong phóng sự sau.

Trang trại nuôi gà nhà ông Phạm Văn Tràng - xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư thời điểm này khá im ắng. Nếu thời điểm giá trứng cao, ông Tràng nuôi tới 4 dãy gà đẻ, giờ chỉ còn 1 dãy với khoảng 1 vạn con. 

Ông Phạm Văn Tràng nói: "Giờ giá trứng xuống thấp giảm sâu, tôi phải giảm bớt lượng nuôi để chờ thời cơ đầu tư tiếp…”

Mỗi dãy chuồng trại, ông Tràng đầu tư về cơ sở vật chất lúc đầu chi phí khoảng 1 tỷ đồng cho mỗi dãy chuồng nuôi khép kín. Nhưng từ đầu năm đến nay, giá trứng bán tại các gia trại, trang trại liên tục giảm, có thời điểm giá giảm tới 900 đồng/quả. Chính vì vậy, ông đã giảm một dãy gà đẻ, 2 dãy còn lại nuôi gà hậu bị để chuẩn bị chờ thời cơ khi giá trứng tăng. Với tính toán khoa học thì giá trứng nuôi thời điểm này, nếu cứ đầu tư thì người nuôi sẽ thâm hụt nhiều dẫn đến lỗ cao. 

Ông Phạm Văn Tràng chia sẻ: "Với giá bán như hiện nay nếu từ 900- 1.100 đồng/ quả. Với 1 vạn con chúng tôi phải bù lỗ khoảng 3 đến 4 triệu đồng/ tháng…"

Ông Tràng nhẩm tính, với 1 dãy chuồng nuôi khoảng 1 vạn con, người nuôi phải bỏ ra nhiều chi phí như điện, nước, công chăm sóc, vắc-xin phòng bệnh, đặc biệt là cám. Để gà đẻ trứng có trọng lượng đảm bảo, cám phải đạt tiêu chuẩn. Trái với việc trứng gia giảm, từ đầu năm đến nay, thì giá cám lại tăng khoảng 300 đồng/kg,  cứ 1 vạn con, mỗi ngày ông phải mất chi phí là 12 đến 13 triệu đồng. Do vậy cần có giải pháp hợp lý, tính toán cẩn trọng để duy trì đàn nuôi trong thời điểm hiện nay. 

Ông Phạm Văn Tràng- Xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình: Để duy trì chăn nuôi phải đảm bảo vắc-xin phòng bệnh tốt, cám đủ để gà ăn khỏe, chăn nuôi theo quy trình ăn toàn. Chuẩn bị gà hậu bị cho đợt vào lứa mới…. 

Với kinh nghiệm nuôi gà nhiều năm, ông Phạm Văn Tràng rút ra bài học giá cả theo thời điểm, nuôi gà đẻ thành công thì phải giữ cho gà khỏe. Trang trại gà nhà ông Tràng được duy trì, phát triển ổn định là nhờ quy trình chăn nuôi an toàn và quyền lợi người lao động được đảm bảo. 

Chị Phạm Thị Hiên, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư là người lao động đã gắn bó nhiều năm tại trang trại nuôi gà đẻ trứng của ông Tràng tâm sự: "Tôi làm ở đây hơn 10 năm nay, mặc dù giá trứng có giảm nhưng lương của tôi vẫn đảm bảo. 4 người làm ở đây lương cao nhất 5 triệu người thấp hơn 4-4,5 triệu. Mong muốn trang trại phát triển để gắn bó với trang trại…"

Với giải pháp khắc phục khó khăn trước việc gíá trứng gia cầm giảm, ông Tràng kiến nghị: "Mong muốn trong thời gian tới, giá cả bấp bênh, nếu cần hỗ trợ vốn để mở rộng sản xuất, mong các ngân hàng cần có sự hỗ trợ vốn vay với thời gian hợp lý để người chăn nuôi có khả năng xoay vòng vốn, phát triển chăn nuôi " 

Với uy tín của việc phát triển nuôi gà đẻ nhiều năm, ông Tràng vẫn có đầu ra ổn định, trong khi đó thị trường tiêu thụ trứng gia cầm lại khá chậm. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sau Tết Nguyên đán nhu cầu chế biến thực phẩm như bánh kẹo, các sản phẩm khác.. giảm, cộng với đàn gia cầm của các hộ dân tăng cao là yếu tố chính khiến trứng dư thừa, tiêu thụ chậm, giá trứng trên cả nước rơi vào cảnh giảm sâu. 

Do vậy, người nuôi gà đẻ, vịt đẻ cần cẩn trọng trước khi tăng đàn.


Related news

Độc nhất vô nhị na ra quả từ thân ở đất Bắc Độc nhất vô nhị na ra quả từ thân ở đất Bắc

“Kỹ nghệ” trồng na độc nhất vô nhị này đang được phổ biến ra toàn xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Nhờ đó, người ta có thể điều khiển cây na chín sớm, chín muộn hay chín đúng vụ tùy thích bằng cách... cắt cành.

Saturday. September 10th, 2016
Tiếc nuối cây nhãn đường phèn ở Hưng Yên Tiếc nuối cây nhãn đường phèn ở Hưng Yên

Nhiều năm trở lại đây, không ít người Hưng Yên cảm thấy tiếc nuối khi "bói" mãi không ra một cây nhãn đường phèn, loại nhãn ngon nhất từng mang danh "tiến vua" chính hiệu của vùng đất Phố Hiến xưa. Loại nhãn này giờ đã vắng bóng, thay vào đó là hàng vạn cây nhãn giống mới.

Saturday. September 10th, 2016
Hiếm hàng, nấm lim xanh đội giá trên 2 triệu đồng/kg Hiếm hàng, nấm lim xanh đội giá trên 2 triệu đồng/kg

Là loại dược liệu quý, nấm lim xanh tự nhiên thời gian gần đây bị người dân lùng tìm để bán, dẫn đến số lượng giảm đi nhiều nhưng giá không ngừng tăng lên, với mức trên 2 triệu đồng/kg khô tại các điểm thu mua ở một số huyện miền núi, cao gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái.

Saturday. September 10th, 2016
Lên núi trồng mía, sống đời tỷ phú Lên núi trồng mía, sống đời tỷ phú

Ở tuổi 40, Huỳnh Khắc Vũ đã trở thành nông dân tỷ phú. Vươn lên trong gian khó, Vũ đang điều hành hệ thống trang trại trên 100ha mía giữa núi rừng, với cuộc sống “không thiếu thứ chi”…

Saturday. September 10th, 2016
Lão nông đi xe Camry, ở nhà biệt thự Lão nông đi xe Camry, ở nhà biệt thự

Gặp ông ở trụ sở Hội ND Quảng Bình khi ông vừa bước xuống từ chiếc xe Camry 2.5 đời mới với áo quần “đóng thùng” thẳng nếp, chân đi giày da bóng loáng. Được biết, ông còn là chủ nhân một căn biệt thự 3 tầng ở mặt tiền Quốc lộ 1A.

Saturday. September 10th, 2016