Nuôi cá, vịt cho con du học
Ông Thung tâm sự: "Năm 1977, tôi phục viên về quê.
Ngày ấy, vợ chồng tôi nuôi đàn con nhỏ 5 đứa, lo đủ cái ăn đã vất vả nói gì đến có tích lũy”.
Năm 2001, xã chủ trương cho các hộ đấu thầu khu vực đồng chiêm trũng để phát triển kinh tế, ông Thung nhận thầu 3ha để chăn nuôi.
Có đất, nhưng khó khăn là chưa biết lấy đâu ra tiền để làm hạ tầng, mua cây, con giống, rồi kiến thức làm ăn cũng thiếu.
Ông Thung cho cá ăn.
Ông dành thời gian đến các trang trại trong, ngoài xã học hỏi kinh nghiệm, cách làm; tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi do Hội ND xã tổ chức và sau đó quyết định vay tiền để đầu tư.
Những lần thất bại do cá chết, dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng giúp ông rút ra bài học trong sản xuất.
Hiện nay, ông Thung có diện tích ao thả cá trên 1,5ha, trên bờ nuôi vịt đẻ trứng và nuôi 10 con bò sinh sản và bò thịt.
Cá ông nuôi là các giống trôi, chép, trắm, mè và chim trắng.
Theo kinh nghiệm của ông Thung, cá giống thả nuôi phải là những con khỏe, sạch bệnh.
Trước khi thả, ông cho cá uống chế phẩm (mua của Chi cục Thú y Hà Nội) để phòng chống bệnh.
Ông còn đầu tư hệ thống máy quay để luôn tạo ôxy trong ao nuôi.
Nhờ tuân thủ tốt quy trình, kỹ thuật, mỗi năm ông thu hàng chục tấn cá, trừ chi phí còn lãi hơn 200 triệu đồng.
Đàn vịt mà ông Thung nuôi là vịt đẻ trứng.
Trong quá trình nuôi, ông rất chú trọng khâu phòng dịch cho vịt.
Mỗi ngày đàn vịt 1.000 con cho ông khoảng 900 quả trứng, trừ chi phí, ông bỏ túi 250.000 đồng.
Tính ra mỗi năm đàn vịt cho ông khoản lãi trên 100 triệu đồng.
Còn với đàn bò sinh sản và bò thịt, ông tận dụng diện tích bờ ao để trồng cỏ voi lấy thức ăn nuôi chúng.
Mỗi năm, đàn bò cũng đem về cho gia đình ông khoản lãi 40 triệu đồng.
Ông Thung tâm sự, với thu nhập hàng năm 300 triệu đồng, vợ chồng ông đã nuôi các con ăn học trưởng thành, vào học đại học, đi du học.
Nhiều hộ trong xã làm theo mô hình của ông, nay cũng đã khấm khá.
Related news
Những năm gần đây, nghề ươm giống cây lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là ở khu vực miền núi.
Trong số những giống cây trồng mới được đưa ra, nhiều hộ dân đã chọn giống mít nghệ làm cây trồng thí điểm. Từ 10 đến 20 cây trồng thử ban đầu, đến nay nhiều gia đình đã tự mua thêm cây giống để sản xuất trên diện tích nhiều hécta.
Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.