Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Nuôi cá totoaba thu lợi cao

Nuôi cá totoaba thu lợi cao
Publish date: Monday. August 3rd, 2015

Đặc điểm sinh học

Totoaba macdonaldi thuộc họ cá lù đù (Sciaenidae), có kích thước lớn nhất trong họ cá này. Chúng có thể đạt trọng lượng trên 100 kg với chiều dài 2 m, tuổi thọ trung bình 25 năm. Totoaba có thân bầu dục dài, hơi dẹt hai bên, đầu to, vây lưng chia hai đoạn: đoạn trước có tia gai cứng, đoạn sau mềm. Răng của cá nhỏ, bóng hơi lớn, dày. Cá nhiều thịt, ít xương, phần đuôi có rất nhiều mỡ.

Totoaba trưởng thành sống gần bờ, rất tạp ăn, thức ăn chủ yếu của chúng là cua lớn, cá mòi. Cá totoaba non thường ăn các loài cá đáy nhỏ, giáp xác, tôm, cua. Totoaba là loại cá bản địa đặc trưng của vùng vịnh California, Mexico. Chúng hiếm khi sinh sống ở những nơi khác.

Totoaba non sống chủ yếu dưới độ sâu 23 m ở vùng vịnh California, có màu xanh ánh bạc và đốm nhỏ trên lưng. Sau 4 năm (với con cái) và 5 năm (với con đực), totoaba non mới có thể tiến hành sinh sản.

Phục hồi trữ lượng tự nhiên

Chương trình nhân giống và nuôi cá totoaba do Chính phủ Mexico thiết lập ở Ensenada, Baja California, Mexico cách đây 20 năm đã giúp phục hồi trữ lượng cá tự nhiên, đồng thời góp phần quản lý thành công cá bố mẹ và sản xuất cá giống. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm hoạt động nuôi cá totoaba do đây là loài cá lớn nhanh, lợi cao. Fillet cá totoaba được ưa chuộng ở Mexico và nhiều thị trường quốc tế, riêng bong bóng cá totoaba còn là mặt hàng có giá trị kinh tế rất cao tại châu Á.

Chương trình gần đây của Chính phủ Mexico còn mở rộng nghiên cứu nuôi cá trong phòng thí nghiệm, tại Trung tâm Sinh sản cá biển của bang Sonora, vịnh Kino. Trung tâm này đã nghiên cứu thành công quy trình sinh sản và nuôi ấu trùng cá totoaba. Chính quyền bang Sonora và Chính phủ Mexico cho phép cơ quan nghiên cứu bắt cá totoaba tự nhiên ở vùng vịnh California, cho chúng thích nghi dần với môi trường phòng thí nghiệm, sau đó cho sinh sản sau 1 năm nuôi bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đây là lần đầu tiên cá totoaba được sinh sản thành công trong phòng thí nghiệm, mở ra triển vọng mới cho chương trình nhân giống cá. Bên cạnh đó, nhiều dự án nuôi cá totoaba thử nghiệm trong các lồng trên biển gần Ensennada, phía tây biển Thái Bình Dương, hoặc ở ngay trong vịnh California gần La Paz, Baja California Sur ở Guaymas, Sonora cũng diễn ra suốt 3 năm qua.

Nguồn thức ăn bền vững

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật, đại học Sonora; đại học Baja California, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Ensennada (CICESE) và CREMES tại Mexico không ngừng nỗ lực phát triển công thức thức ăn đủ dưỡng chất và bền vững cho cá totoaba. Họ đã tiến hành thí nghiệm trên 120 cá bột cỡ 74,7+-5,3 g trong vòng 8 tuần để tìm ra nhu cầu protein thực sự của cá. Nghiệm thức thức ăn có mức lipis là 8% chất béo thô, 47,52 và 55% protein thô. Hệ số thức ăn được điều chỉnh hai tuần một lần, cung cấp 5% vi sinh hằng ngày. Khẩu phần ăn được chia đều theo các giờ trong ngày: 9 h, 14 h, 19 h. Tỷ lệ ôxy hòa tan được duy trì trên 5 mg/l. Nhiệt độ, nồng độ muối và độ pH lần lượt là 28,40C, 38 ppt và 7,8. Theo dõi, trọng lượng cá tăng mỗi ngày 2,1 – 2,3 g, hệ số biển đổi thức ăn 2.2. Như vậy, tỷ lệ cá sống sót đạt trên 97%.

Hiện, totoaba là loài thủy sản được ưu tiên tập trung nghiên cứu nuôi tại Mexico. Chính phủ nước này cùng các trung tâm nuôi trồng thủy sản đang nỗ lực thiết lập ngành công nghiệp cá totoaba. Mexico hy vọng, ngành công nghiệp cá totoaba sẽ sớm phát triển vững mạnh, không phải lệ thuộc vào trữ lượng cá giống tự nhiên.

Tags: nuoi ca totoaba, ky thuat nuoi ca totoaba, nuoi ca, nuoi trong thuy san


Related news

Bệnh lột xác dính vỏ ở tôm càng xanh Bệnh lột xác dính vỏ ở tôm càng xanh

Bệnh này thường xảy ra khi ấu trùng ở giai đoạn 10-11,khi ấu trùng lột xác vỏ bị dính lại ở chủy (dạng nhẹ), dính ở chân ngực, không bơi được và chết, xảy ra chủ yếu vào ban đêm khi tôm lột xác. Tỷ lệ lột xác bị dính thường từ 10 –30%.

Wednesday. March 18th, 2015
Nuôi tôm càng xanh Nuôi tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở nước ngọt, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Độ mặn tốt nhất cho tôm giai đoạn ấu trùng là từ 10-12 phần ngàn. Các giai đoạn lớn hơn, tôm cần độ mặn thấp dưới 6 phần ngàn.

Wednesday. March 18th, 2015
Bệnh đóng rong trên tôm càng xanh Bệnh đóng rong trên tôm càng xanh

Lý do của bệnh đóng rong là do Zoothamnium sp. hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được. Nếu người nuôi tôm không trị được thì sau này tôm sẽ từ từ bỏ ăn, yếu đi và chết.

Wednesday. March 18th, 2015
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh ở ruộng lúa Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh ở ruộng lúa

I. LỢI ÍCH CỦA NUÔI TCX Ở RUỘNG LÚA - Nâng cao giá trị, lợi ích của vùrig đất ruộng độc canh lúa, có mặt nước kết hợp với nuôi TCX lên.

Wednesday. March 18th, 2015
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh ở mương - ao Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh ở mương - ao

I. CHỌN MƯƠNG - AO - SÔNG ĐỂ NUÔI TCX - Nơi có môi trường nước thích hợp cho sinh sông của tôm suốt thời gian nuôi (theo đặc điểm sinh thái và môi trường sống của tôm).

Tuesday. March 17th, 2015