Nuôi Cá Rô Phi Theo GAP

Để nâng cao giá trị sản xuất cá rô phi đơn tính trên địa bàn miền núi, từ cuối tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai xây dựng 4 mô hình “Nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo quy trình GAP” tại xã Tân Văn và xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khá cao.
Bốn hộ tham gia có nhiều kinh nghiệm nuôi cá nước ngọt, mỗi gia đình hợp tác nuôi cá rô phi đơn tính đực theo GAP với diện tích mặt nước từ 2.000 - 3.000m2. KS. Nguyễn Văn Thành, người trực tiếp tổ chức thực hành mô hình, cho biết: Trước tiên, cán bộ kỹ thuật cùng 4 chủ mô hình cải tạo, làm vệ sinh sạch sẽ hồ nuôi, xử lý nước bằng vôi bột nông nghiệp, hóa chất và các chế phẩm sinh học nằm trong danh mục được phép sử dụng nuôi trồng thủy sản trên cả nước.
Tiếp theo là thả cá giống khỏe, hình dáng bên ngoài tươi sáng, không bị dị hình, dị tật; gồm 70% giống cá rô phi đơn tính đực, kích cỡ từ 4 - 6cm; 30% nuôi ghép gồm cá chép lai (kích cỡ chiều dài 4 - 6cm/con), cá mè và cá trắm cỏ (kích cỡ trên 12cm/con); mật độ 2,5 con/m2.
Trong quá trình chăm sóc cá và quản lý hồ nuôi (kéo dài khoảng 7 tháng), cán bộ kỹ thuật luôn bám sát, hướng dẫn nông dân cách bảo vệ nguồn nước xanh trong; cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phương pháp ghi chép nhật ký “trưởng thành” của cá hàng ngày cùng những phát sinh mới về điều kiện môi trường, thời tiết xung quanh hồ nuôi …
Đến đầu tháng 12/2013, trọng lượng thu hoạch bình quân của cá rô phi thuộc 4 mô hình đạt 0,6 kg/con. Với giá thị trường 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi từ 22 - 26 triệu đồng/1.000m2. “Nếu làm phép tính trên 1ha mặt nước, với kỹ thuật theo GAP, trong 7 tháng sẽ thu 13 tấn cá rô phi và gần 10 tấn cá mè, chép, trắm cỏ nuôi ghép…”, KS. Thành nói.
So sánh với nuôi thông thường, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực theo GAP rút ngắn thời gian thu hoạch đến 3 tháng; năng suất thu hoạch cá thương phẩm cao hơn từ 30 - 35%. Tuy nhiên, có 1 mô hình không đạt yêu cầu do thả cá giống gặp mưa kéo dài, việc xử lý nguồn nước mưa trong hồ không kịp thời và không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến số cá nuôi chết với tỷ lệ tăng nhiều trong quá trình chăm sóc, kết quả chỉ thu lãi gần 8,2 triệu đồng/1.000m2 mặt nước.
Hiện các chủ mô hình đang cải tạo hồ nuôi, chuẩn bị xuống giống lứa mới, hứa hẹn là điểm trình diễn giúp nông dân nhân rộng mô hình, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Related news

Công ty nuôi và dịch vụ thủy sản thàng phố Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng biện pháp công ngệ sản xuất của học Viện công nghệ châu á (AIT) đạt tỷ lệ cá đực 95 – 96,7% tổng đàn. Ngoài cá rô phi vằn dòng Đài Loan, công ty còn nhập thêm rô phi vằn dòng thái lan (trắng sọc) và rô phi vằn dòng đỏ Malaixia.

Cá rô phi vằn có thể sinh trưởng và phát triển ở cả môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Tuy cá rô phi vằn có thể sinh sống một thời gian ngắn ở ở nước biển có độ mặn tới 32%, nhưng loài này vẫn là loài hẹp muối hơn những loài cá rô phi khác.

Vùng đồng ruộng nuôi xen canh rô phi cũng phải đào mương, ao khoảng 18 đến 20% diện tích cấy lúa làm nơi trú ẩn cho cá. Mương, ao phải được tát cạn, tẩy dọn, rắc vôi bón lót như trên, để đầu vụ xuân thả cá vào nuôi trước khi cấy lúa.

Việc rút ngắn thời gian nuôi cá thịt, cá đạt qui cỡ thương phẩm lớn là điều mong muốn của bất kỳ người nuôi cá nào. Có nhiều biện pháp để đạt được điều này, trong đó thả cá giống cỡ lớn là rất quan trọng.

Ao hồ là môi trường sống thuận lợi của các loài thuỷ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các loài cá nuôi của ta ăn những loài thức ăn khác nhau: cá mè trắng ăn tảo; cá mè hoa ăn động vật phù du; cá trắm cỏ, cá bống ăn rong, bèo cỏ; cá trôi ăn tảo và những mùn bã hữu cơ ở đáy… vì vậy thả nuôi ghép nhiều loài cá có tính ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, nhờ thế sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.