Nuôi cá lóc trong ruộng lúa ở Bình Định
Ông Đặng Văn Thân, ở thôn An Dõng, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn và nhóm hộ cùng sở thích đã đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng mô hình nuôi thả cá lóc trong ruộng lúa, quy mô 22 sào mặt nước, 5.000 con cá lóc.
Nhóm cùng sở thích này thực hiện dự án trên sau khi tham quan mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở miền Nam về. Đây là mô hình nuôi thả cá lóc trong ruộng lúa đầu tiên ở huyện Tây Sơn.
Tuy nhiên để nuôi cá lóc trong ruộng cá cần chú ý chọn ruộng để nuôi cá đảm bảo các điều kiện sau:
- Gần kênh mương để tiện cấp thoát nước, chủ động được nguồn nước.
- Gần nơi ở để có điều kiện quản lý, chăm sóc, bảo vệ, chống lũ và thu hoạch để tiết kiệm chi phí.
- Tận dụng diện tích bờ để phát triển thêm cây màu phục vụ cho chăn nuôi và thức ăn cho cá.
- Khu ruộng phải có cơ cấu chất đất giữ được nước, phải có đủ nguồn nước cấp và tiêu thoát dễ dàng, không bị ngập úng và khô hạn.
- Nước ở ruộng có pH 7- 8, không bị ô nhiễm, có hàm lượng ôxi đủ cho cá sống.
Những ruộng vùng cao, trung du miền núi, ruộng bậc thang cần thiết kế đăng tràn để lưu thông nước và ngăn giữ cá.
Bên cạnh đó nuôi cá trong ruộng lúa cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
Related news
Bài viết cung cấp những lợi thế của 3 loài tôm phổ biến là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm he Ấn Độ và hướng dẫn quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra rằng chế độ ăn bổ sung với mức độ phù hợp của B.coagulans có thể cải thiện sự tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch
Tảo độc nở hoa trong hồ và các nguồn dự trữ nước là sự tàn phá nghiêm trọng, làm chết thủy sản và gây nguy cơ nhiễm độc cho động vật