Nuôi bò sữa khấm khá
Gia đình anh Nguyễn Văn Bình ở thôn Khách Nhi Xuôi, là một trong số hộ chăn nuôi bò sữa với số lượng lớn nhất của xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).
Anh Bình chăm sóc đàn bò sữa
Hiện trong chuồng của anh có 30 con bò, 1 con bê. Số bò đang khai thác (cho sữa) là 25 con. Số chuẩn bị cho khai thác là 5 con.
Không giống như các hộ chăn nuôi ở xã, nuôi bò sữa tại nhà, có nghĩa là chuồng trại liền kề nơi ở. Tại 2 thôn Khách Nhi Ngược và Khách Nhi Xuôi, một số hộ đã đầu tư thuê đất của xã, làm chuồng trại riêng, biệt lập với nơi ở. Với cơ ngơi hiện nay, Nguyễn Văn Bình đang sở hữu hơn 1 mẫu đất (3.600m2) trong đó vừa đất chuồng trại, vừa ao thả cá.
Khởi nghiệp trang trại từ năm 2003, Nguyễn Văn Bình bắt đầu SX cây, con tổng hợp, gồm chuối và gia súc, gia cầm… Sau mấy năm đầu tư khiến cho anh thua lỗ triền miên. Vậy là khởi nghiệp trang trại thất bại. Không nản chí, đến năm 2008 anh Bình mạnh dạn chuyển sang nuôi bò sữa kết hợp trồng cỏ voi để có thức ăn thường xuyên cho bò. Bình vừa tận dụng đất vườn có sẵn, vừa thuê thêm, đến nay có gần 3 mẫu trồng cỏ voi. Sữa bò được bán Vinamilk với giá bình quân 13.000đ/kg. Hiện anh khai thác được hơn 4 tạ sữa tươi/ngày, được thu mua hết.
Hỏi về việc thả cá ở khu ao liền kề, anh Bình cười, nói rằng riêng việc thả cá, không tính vào khoản thu nhập, rằng nuôi cá chỉ là nuôi “chơi”, có khi thu hoạch mỗi năm 1 lần, có khi 2 năm 1 lần. Hiện trong ao thả nhiều loại cá, đều là loại bán chạy, như trắm, trôi, mè, chép… Có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Mỗi lần tát ao, cũng thu từ 1 - 2 tấn cá…
Related news
Ngô là cây trồng chủ lực mang lại kinh tế cho nông dân tỉnh Sơn La, trong đó sản xuất ngô lấy hạt sử dụng chế biến thức ăn chăn nuôi chiếm tới hơn 85%.
Trồng xen canh đu đủ và tiêu vừa tận dụng được khoảng đất trống lúc cây tiêu còn nhỏ, lại vừa có nguồn thu nhập để đầu tư cây tiêu phát triển
Tổ chức thăm đồng đánh giá kết quả các mô hình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu” tại ĐBSCL.