Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.
Với giá bán chim bố mẹ 700.000 đồng/cặp, chim thịt 350.000 - 400.000 đồng/cặp, mỗi năm anh Võ Văn Bé thu lãi hàng chục triệu đồng. Chỉ tính riêng năm 2012, anh thu lãi trên 60 triệu đồng.
Anh Bé cho biết: “Đầu năm 2011, do nuôi heo không hiệu quả nên tôi đã lên Vũng Tàu tìm mua chim bồ câu Pháp về nuôi thử. Bồ câu Pháp là loại chim ăn tạp, chúng ăn các thức ăn sẵn có như lúa, gạo, tấm… Bồ câu Pháp rất ít bệnh, chỉ cần thu dọn phân thải theo định kỳ 1 lần/tuần. Loại chim bồ câu này nuôi 6 tháng là bắt đầu cho sinh sản, một cặp cho đẻ từ 8 - 9 lứa/năm, mỗi lứa 2 trứng/ổ. Thời gian từ khi trứng nở đến khi bán chim thịt từ 60 - 65 ngày…”.
Người cùng anh Bé nuôi chim bồ câu Pháp là anh Võ Văn Út. Anh Út nói: “Lúc đầu tôi chỉ mua 25 cặp chim bố mẹ về nuôi thử. Sau một thời gian nuôi, đàn chim phát triển rất tốt và không đủ bán cho thị trường. Hướng tới, tôi sẽ mở rộng diện tích chuồng trại để gầy giống lên 500 cặp. Qua đó, vừa bán chim giống, vừa bán chim thịt cho các nhà hàng trong và ngoài tỉnh”.
Chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Quới A, đánh giá: “Nuôi chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sắp tới, UBND xã sẽ khuyến khích người dân trên địa bàn học hỏi và nuôi loài chim này nhằm tăng thu nhập”.
Related news

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, trước yêu cầu về kiểm tra nhanh về tồn dư chất cấm (chất tạo nạc, tăng trọng) trong chăn nuôi.

Thông tin phía đối tác Đài Loan (TQ) vừa trả lại 80 tấn chè cho các doanh nghiệp Lâm Đồng vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản phẩm vượt quá ngưỡng cho phép vào giữa tháng 7 vừa qua.

Khi tham gia TPP, 2 sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu.

Dự báo xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra trong năm 2015. Đặc biệt, các nhóm hàng chủ lực của các ngành hàng này dự kiến chỉ đạt khoảng 90% kế hoạch.

Việt Nam và Philippines sẽ được hưởng thành quả từ việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nhờ đó tránh được ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá hàng hóa cơ bản lao dốc - Bloomberg nhận định.