Nuôi Ba Ba Đẻ Trứng

Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hỏi nhà chú ba Xuẩn hầu như ai cũng biết. Chú là một trong những nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu nhiều năm liền của xã. Tôi may mắn có nhiều cơ hội được đến, được tiếp xúc và trao đổi với chú thông qua dự án Khuyến Nông có sự tham gia do tổ chức VVOB của Vương Quốc Bỉ tài trợ.
Chú thường tâm sự “Thông qua dự án, có dịp được đi tham quan, học tập nhiều nơi từ đó học được nhiều kinh nghiệm vì nuôi thủy sản rất khó, phải nắm vững kỹ thuật thì nuôi mới hiệu quả”.
Tôi hỏi thăm về tình hình sản xuất hiện nay, chưa kịp dứt câu, chú bảo đi theo chú, cho xem mô hình này hay lắm. Chú dắt tôi xem mô hình cho ba ba đẻ trứng. Đây là kết quả của chuyến tham quan mà trạm Khuyến Nông Châu Thành đã tổ chức cho thành viên Câu lạc bộ Vĩnh Lợi đi học tập kinh nghiệm nuôi Ba ba từ năm 2009 tại tỉnh Hậu Giang. Khi về, chú là một trong 5 thành viên của Câu lạc bộ mạnh dạn áp dụng mô hình này. Với số lượng 2.000 con ba ba giống lúc ban đầu, đến nay sau hơn 16 tháng nuôi, trọng lượng trung bình khoảng 1kg/con và chú bắt đầu xây chuồng cho ba ba đẻ. Kết quả thật bất ngờ, từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, đàn ba ba giống của chú đã cho được gần 300 trứng, theo chú “ do đây là lứa trứng so (đầu tiên) nên chú chỉ cho ấp thử khoảng 100 trứng để theo dõi, muốn có con giống tốt thì phải chờ từ lứa trứng thứ 3 trở đi khi đó con giống mới đạt chất lượng và mau lớn”. Dự kiến sau hơn 1 tháng nữa số lượng trứng thu được khoảng 1.500 trứng, tỷ lệ trứng thụ tinh và nở còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố do đó cần phải am hiểu kỹ thuật thật kỹ.
Đây là mô hình mới tại Vĩnh Hanh, để nâng cao chất lượng đàn giống bố mẹ cũng như kỹ thuật sản xuất con giống và nuôi ba ba thương phẩm Trạm Khuyến nông sẽ tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân
Related news

Giá lúa bất ngờ giảm mạnh vào thời điểm giáp vụ sản xuất lúa đã khiến nông dân và các tiểu thương trữ lúa lại từ các vụ trước để chờ giá tăng bị lỗ vốn khi xuất bán lúa vào thời điểm này. Theo nhiều tiểu thương, giá lúa giảm mạnh do thời điểm này hoạt động thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp không còn được đẩy mạnh như trước.

Đến thăm nông trại nấm linh chi Nhật Minh của anh Nguyễn Trung Kiên, xã Yên Phong (Yên Mô - Ninh Bình), nhiều người không khỏi khâm phục ý chí và nghị lực của một thanh niên vươn lên làm kinh tế giỏi với mô hình trồng nấm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

“Đảm bảo cây xoài phát triển lâu dài, tui thường sử dụng phân hữu cơ bón gốc, coi như các loại khác cũng cộng hưởng. Cuối mùa mưa, tiến hành phát hoang bụi rậm, dây leo… cho mặt đất luôn giữ độ ẩm. Như vậy, mang lợi ích luôn cả việc phòng, chống cháy rừng mùa khô” – ông Lê Văn Đổng chia sẻ.

Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.

Mùa thu hoạch cà phê cũng được coi là thời điểm nhạy cảm trong năm ở các tỉnh có diện tích cà phê lớn như Gia Lai khi có đến hàng ngàn người đổ về tìm việc. Áp lực thu hái kịp mùa vụ, cộng với thời gian làm việc cho mỗi gia đình khá ngắn, đại đa số lại không phát sinh hợp đồng, kiểm tra tốt nhân thân, lai lịch… đã trở thành cơ hội cho nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc liên quan tới pháp luật tìm nơi ẩn náu, nương thân…