Nông sản độc, lạ hút khách hàng

So với các sản phẩm thông thường, giá của nông sản này khá cao, có loại cao gấp 5- 6 lần so với nông sản thông thường. Chẳng hạn như giá mỗi kg bắp cải tí hon được rao bán ở mức 250 – 300 ngàn đồng (khoảng 50 quả), cà chua đen giá 140 ngàn đồng/kg, su hào xanh giá 40 ngàn đồng/kg. Các loại củ baby như cà tím 81 ngàn đồng/kg, cà chua 72 ngàn đồng/kg, dưa leo 64 ngàn đồng/kg; khổ qua 80 ngàn đồng/kg … Không chỉ giá đắt, nhiều sản phẩm nếu muốn mua khách phải đặt trước tại cửa hàng hàng tháng mới có.
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người lựa chọn mua hạt giống về tự trồng đã làm cho thị trường hạt giống các loại nông sản này cũng nóng lên. Trên các cửa hàng, trang website, shop kinh doanh online thi nhau quảng cáo cho các sản phẩm sản này. Theo giá thị trường các loại hạt giống cây có yếu tố “lạ” này cũng cao gấp đôi, thậm chí gấp ba, bốn lần so với hạt giống thông thường. Như hạt giống cà rốt nhiều màu giá 30- 35 ngàn đồng/gói (mỗi gói có từ 25- 33 hạt), hạt giống su hào tím 2 ngàn đồng/hạt, hạt giống việt quất giá 30 ngàn đồng/ gói (10 hạt)…
Chị Hồ Thị Thảo- Chủ shop chuyên kinh doanh nông sản trên đường Nguyễn Thị Minh Khai- Quận 1 cho biết, nhận thấy nhu cầu ngày một tăng đối với các sản phẩm này nên chị cũng mạnh dạn nhập một số sản phẩm và hạt giống về bán. Theo chị, một số giống đã được trồng tại Đà Lạt như cà chua, cà rốt baby, su hào xanh… nhưng hầu hết các loại nông sản này có nguồn gốc từ nước ngoài. Việc nhập khẩu các loại nông sản này thường khá khó khăn và mất nhiều thời gian, chưa kể giá thành nhập về khá cao.
Tại các shop bán hạt giống trên mạng cũng thi nhau quảng cáo tác dụng của các loại nông sản này một cách “thần kì”. Tại shop muabanhatgiong.com giới thiệu công dụng của loại bắp cải tí hon như phòng chống ung thư, chữa viêm loét dạ dày… Công dụng thật của các nông sản này chủ yếu được truyền miệng nhau mà chưa được cơ quan nào kiểm chứng. Nhiều bà nội trợ chạy theo phong trào cũng mua hạt giống về trồng. Chị Từ Ngọc Điêu, quận 5 cho hay, thấy mọi người bàn tán nhau về các loại rau củ tí hon nào là có giá trị dinh dưỡng cao, phòng chống bệnh này bệnh kia nên chị cũng thử mua một gói hạt giống bắp cải tí hon giá 50 ngàn đồng về trồng.
Theo giới thiệu của người bán chỉ khoảng 4 tháng là thu hoạch được. Nhưng trồng mãi mà cây không sống được hoặc không đậu bắp nào. Sau khi tìm hiểu chị mới biết rằng, bắp cải tí hon được trồng nhiều ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ nên chỉ phù hợp trồng tại khu vực có khí hậu lạnh. Còn Sài Gòn đang mùa nắng nóng, không phù hợp trồng loại này.
Gieo trồng các loại cây quả tí hon, màu sắc sặc sỡ đang là trào lưu được dân thành thị yêu thích bởi không chỉ có tác dụng làm cảnh mà còn được xem là nguồn thực phẩm sạch, hấp dẫn cho gia đình. Dù mới du nhập về Việt Nam, nhưng các loại nông sản này đang nhanh chóng trở thành mặt hàng hút khách, có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu rõ ràng mặt hàng mình mua là gì? Có tác dụng gì và phù hợp với môi trường để có thể trồng hay không?
Related news

Thực tiễn nuôi tôm thời gian qua tại các địa phương ở Cà Mau đã chỉ ra rằng: nếu nông dân thực hiện xen canh, cắt vụ luân canh với các loài cá phi, cá bổi, các loại cá đồng, sò huyết, vọp, cá kèo… sẽ có được những vụ tôm đạt kết quả tốt hơn và cũng tăng thêm thu nhập từ những đối tượng nuôi phụ đó.

Theo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với mục tiêu nhanh chóng đưa đồng vốn hỗ trợ theo Nghị định 67 đến với chủ tàu/ngư dân tại các địa phương vùng biển, chi nhánh BIDV tại tất cả các địa phương đã đến với từng chủ tàu/ngư dân có nhu cầu để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, đảm bảo đơn giản, công khai và minh bạch.

Ngày 31/1, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã đi khảo sát một số mô hình nuôi tôm theo công nghệ mới tại Bạc Liêu. Đó là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính của Tập đoàn Việt – Úc và công ty Hải Nguyên. Đây là 2 doanh nghiệp hiện đang sở hữu những công nghệ và quy trình nuôi tôm có năng suất rất cao.

Với mục tiêu khai thác tốt thế mạnh của địa phương, thời gian qua việc nuôi trâu vỗ béo đã thực hiện có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời cũng là kinh nghiệm hay để các địa phương khác có thể tham khảo.

Đó là thực tế của ông Lê Văn Thành, ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 2003, ông mua 6 con dê cái và 1 con dê đực giống về thả nuôi ở vạt rừng, gò đồi cây thấp rộng khoảng 50 ha ở địa phương. Các loại lá cây rừng là món ăn ưa thích của dê, mỗi con trong ngày có thể ăn 5 kg lá.