Nông dân trồng mía Hậu Giang phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá

Năm nay do không có lũ nên nông dân trồng mía ở tỉnh Hậu Giang không bị áp lực phải thu hoạch sớm.
Nhờ vậy cây mía chín nên trữ đường khá cao, bên cạnh đó, giá mía đang ở mức từ 1.000 - 1.200 đồng/kg, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Do trúng mùa, trúng giá nên người trồng mía ở Hậu Giang rất phấn khởi.
Vụ mía này, nông dân tỉnh Hậu Giang trồng gần 11.500ha, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy.
Đến thời điểm này, nông dân ở đây đã thu hoạch được gần 6.500ha.
Do giá mía đang ở mức cao nên tình hình thu hoạch mía của bà con ở huyện Phụng Hiệp, vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh đang diễn ra rất nhộn nhịp với thương lái đến đây thu mua ngày một đông.
Nông dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thu hoạch mía.
Bình quân mỗi ngày, bà con nơi đây đốn thu hoạch hơn 100 ha mía với số ghe thu mua dao động từ 200 đến 250 ghe.
Với giá mía được thu mua từ 1.000 đến 1.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng mía lãi từ 35 đến hơn 100 triệu đồng/ha.
Anh Đinh Văn Triệu ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết:
“Năm nay tôi trồng 1 ha thì năng suất bình quân là 230 tấn/ha.
Giá thị trường hiện ở mức 1.000 đồng/kg nên nông dân năm nay thu về lợi nhuận cao. Trung bình, trừ chi phí, nông dân lời từ 70 - 80 triệu đồng/ha”.
Related news

Khoảng 4 năm nay, một số nhà vườn ở quận Ô Môn đã chịu khó học hỏi về kỹ thuật và tìm loại cây ăn trái giống mới thích hợp với vùng đất ở đây. Trong số đó, ông Trần Văn Hiện (Bảy Hiện) là người đầu tiên chuyển sang trồng cam xoàn tại khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn - TP Cần Thơ.

Khi người dân đẩy nhanh tiến độ cải tạo đất chuẩn bị cho một vụ tôm nuôi mới cũng là lúc thị trường tôm giống dần “nóng” lên. Để có được những vụ nuôi thành công trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và tình trạng dịch bệnh gan tuỵ chưa được khống chế, hơn bao giờ hết người dân đang kỳ vọng sẽ có nguồn giống chất lượng để giảm đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu Thủy sản 1) cho biết, đơn vị đã làm chủ được công nghệ ương nuôi giống cá trắng châu Âu (Coregonus lavaretus), một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.