Nông Dân Sử Dụng Bóng Compact 3 Chữ U 15 W Bước Đầu Có Hiệu Quả

Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, đó là bóng compact 3 chữ U, ánh sáng màu tím, 15W. Công ty cùng Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận chọn hộ ông Nguyễn Văn Thanh (trang trại Thanh Thanh), có diện tích trồng thanh long 15ha tại thôn Dân Cường, xã Hàm Thạnh, Hàm Thuận Nam triển khai.
Từ đầu vụ chong đèn năm 2013 đến nay, ông chong 1.000 bóng compact 15W nói trên, đối chứng với bóng compact 3 chữ U, ánh sáng vàng 20W; cũng là sản phẩm của công ty, kết quả tỷ lệ cho ra hoa như nhau.
Từ đó cho thấy trong quá trình nông dân sử dụng bóng đèn compact 20W thay bóng đèn sợi đốt 60W đã tiết kiệm điện và lợi nhuận bình quân từ 20 - 23 triệu đồng/ha/năm. Nếu tính sơ bộ hiện nay có khoảng 6.500ha sử dụng bóng đèn compact thay bóng tròn sợi đốt 60W thì người nông dân có lợi nhuận khoảng 130 - 150 tỷ đồng mỗi năm. Nếu sử dụng bóng 15W thì lợi nhuận càng cao hơn.
Trong thời gian đến, công ty cùng Hội Nông dân tỉnh sẽ lựa chọn một số hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, mạnh dạn và có kinh nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ mới để xây dựng 7 - 8 mô hình chong thanh long bằng bóng compact 15W màu tím.
Related news

Mô hình trồng chuối già hương tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNUDCNC) An Thái, huyện Phú Giáo (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) làm chủ đầu tư đã phát huy hiệu quả.

Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng hải sản ngư dân tỉnh Quảng Nam đánh bắt được tăng so với cùng kỳ, trong đó nghề đánh bắt xa bờ cho sản lượng cao đã giúp ngư dân có thêm nguồn lực đầu tư bám biển.

Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ cho dân trên 157 triệu đồng, bao gồm 100% chi phí tiêm vắc-xin, 20% con giống và 1 cuộc tập huấn; còn lại là vốn đối ứng của dân hơn 3,36 tỉ đồng.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có diện tích nuôi tôm gần 130 nghìn ha, lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Sản lượng tôm chất lượng cao của tỉnh đạt hơn 100 nghìn tấn/năm, chiếm gần một phần tư sản lượng tôm chất lượng cao của cả nước. Nuôi tôm đã và đang thật sự là thế mạnh kinh tế của địa phương.

Hơn 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên đầu năm 2014, dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh ở huyện Mỏ Cày Nam, đầu tiên là xã Cẩm Sơn sau đó là 3 xã An Thới, Định Thủy và An Định. Vì sao dịch bùng phát trở lại và ngành thú y đã làm gì để khống chế hiệu quả?