Nông dân phấn khởi vì sầu riêng được mùa, được giá
Theo thống kê của Sở NN-PTNT thì sầu riêng được trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Krông Pắc, Cư M’gar, Krông Năng, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk)…
Giống sầu riêng được bà con lựa chọn trồng nhiều là sầu riêng ghép giống DONA, Mongthong, Ri6… (gọi chung là sầu riêng cơm vàng hạt lép), cho năng suất và sản lượng cao gấp 2 lần so với giống sầu riêng trồng thực sinh từ hạt như trước đây (sầu riêng sẻ).
Một người đi hái sầu riêng thuê ở xã Ea Yông (huyện Krông Pắc).
Hiện nay các loại sầu riêng cơm vàng hạt lép mới bắt đầu vào mùa thu hái. Theo các nhà vườn trong tỉnh, do là loại sầu riêng chín muộn, quả to, múi lớn, có vị thơm ngọt nên được thị trường khá ưa chuộng và giá bán cũng cao hơn sầu riêng sẻ từ 10 - 20%.
Những ngày này, gia đình anh Trịnh Văn Dưỡng ở thôn Ea Đinh, xã Ea Tân (huyện Krông Năng) đang khá bận rộn với việc thu hoạch sầu riêng. Anh Dưỡng cho biết, vườn sầu riêng DONA với diện tích 2 ha của gia đình anh đã cho thu hoạch đều từ 3 năm nay.
Năm trước việc bán sầu riêng diễn ra khá chậm, người dân phải tự thu hoạch rồi vận chuyển đến các điểm thu mua, đại lý trái cây để bán. Ngược lại, năm nay tư thương đã vào tận vườn nhà dân để hỏi mua, thậm chí có người còn đặt cọc tiền thu mua từ cách đây 1 tháng, và đến khi thu hoạch quả cũng thuê thêm người vào hái giúp gia đình.
Thời điểm này năm trước giá thu mua sầu riêng chỉ từ 15.000 - 17.000 đồng/kg, thì hiện nay đã tăng lên 30.000 đồng/kg. Nếu là sầu riêng loại 1, quả to, đều gai thì giá có thể lên 35.000 đồng/kg.
Cũng như anh Dưỡng, nhà ông Chu Sĩ Hùng ở thôn 4, xã Ea Yông (huyện Krông Pắc) đang tấp nập người đến thu mua sầu riêng. Theo ông Hùng, năm nay do thời tiết thuận lợi, thời điểm sầu riêng ra hoa ít bị mưa bão nên tỷ lệ đậu trái nhiều, năng suất vườn cây của gia đình ông tăng cao đáng kể.
Năm ngoái, với 1 ha sầu riêng trồng xen cà phê nhà ông chỉ đạt 18 tấn nhưng năm nay đã tăng lên khoảng 25 tấn/ha. Nếu giá sầu riêng trên thị trường vẫn giữ ổn định như hiện nay thì sau khi thu hoạch xong mùa sầu riêng năm nay, gia đình ông có thể thu trên 600 triệu đồng.
Ông Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Yông (huyện Krông Pắc) cho biết, hiện nay toàn xã có trên 250 ha sầu riêng, chủ yếu là giống sầu riêng ghép DONA được bà con trồng xen canh trong rẫy cà phê. Chưa năm nào việc thu mua sầu riêng trên địa bàn lại diễn ra rầm rộ như hiện nay. Tư thương khắp nơi đổ về đây thu mua, thậm chí họ còn đưa cả xe container tới tận nơi đóng hàng, chở đi.
Theo một số chủ đại lý thu mua trái cây trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân của giá sầu riêng tăng mạnh là do loại trái cây này được tư thương thu gom và chở đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước và xuất sang Trung Quốc với số lượng không nhỏ. Điều này đã đẩy giá thu mua sầu riêng của người dân tăng cao.
Related news
Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.
Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.
Năm nay, khô hạn khắc nghiệt hơn hẳn mọi năm khiến sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Vừa qua, hàng trăm hécta mía ở xã Gia Canh, huyện Định Quán (Đồng Nai) cùng một vài nơi khác cháy rụi khiến nông dân càng bất an, lo lắng.
Vụ xoài năm nay, nhiều chủ vườn đang lao đao khi giống xoài canh nông chủ lực của Cam Lâm (Khánh Hòa) đang bị sâu bệnh gây hại trên 70% tổng diện tích…
Lên kế hoạch ngay từ đầu vụ, chọn giống phù hợp, quản lý cỏ dại kịp thời và triệt để, áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật đúng cách là bốn kỹ năng giúp người trồng ngô (bắp) có vụ mùa bội thu.