Nông dân nuôi bò sữa có thể chống lại mối đe dọa của bệnh Johne
Giá máng thép không gỉ là khá đắt, nhưng những hệ quả mà bệnh Johne gây ra còn đắt đỏ hơn nhiều.
Được gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium paratuberculosis, bệnh này có thể dẫn đến thiệt hại tới 200.000 USD/năm đối với một đàn bò sữa 1.000 con.
Những thiệt hại chủ yếu là sản lượng sữa giảm và chi phí tiêu hủy động vật mắc bệnh.
Số lượng các trường hợp bò sữa mắc bệnh Johne liên tiếp tăng cho thấy rằng có thể có nguồn ô nhiễm không rõ ràng ở các trang trại.
Cook cho rằng máng nước sẽ là một ngôi nhà hoàn hảo cho vi khuẩn, vì vậy cô làm bài toán đếm vi khuẩn mycobacteria trong các lớp nhớt trong nước ở hai bên máng được sử dụng bằng các chất liệu khác nhau như bê tông, nhựa, thép không gỉ, và thép mạ kẽm.
Cô muốn để xem liệu có sự khác biệt trong khả năng vi khuẩn này có bám chặt và tồn tại trên bề mặt của những vật liệu khác nhau này hay không.
Cook phát hiện thấy sự tập trung cao các vi khuẩn ở tất cả các máng trong thời gian ba ngày kể từ ngày đưa vi khuẩn vào trong nươc, và chúng sống sót trong hơn 149 ngày.
Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của vi khuẩn đạt thấp nhất ở các máng thép không gỉ.
Khi cô thêm vào 3 muỗng canh chất khử trùng clo cho mỗi 100 ga-lông nước trong máng hàng tuần, cô thấy rằng, vào cuối tuần thứ ba, chưa đến 1% vi khuẩn còn sống sót trên máng thép không gỉ và mạ kẽm.
Mặt khác, 20% vi khuẩn vẫn còn sống sót trên máng nhựa 34% còn sống sót trên máng bê tông.
Các tác dụng khử trùng của clo có thể bị suy yếu bởi độ pH cao hơn của bê tông và bởi xu hướng hấp thụ clo của nhựa.
Dựa trên các kết quả này, việc sử dụng máng nước bằng thép không gỉ với nước được khử trùng bằng clo cần trở thành một trong những khuyến nghị trong kế hoạch kiểm soát bệnh Johne, Cook cho biết.
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Veterinary Microbiology and Bovine Practitioner.
Related news
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ vừa chế tạo thành công mô hình điều khiển lượng vitamin D ở bò nhằm xác định mức độ nào là tốt nhất cho quá trình phát triển và sức khỏe của bò.
Theo các nhà khoa học Mỹ, lượng nitơ có trong thức ăn của bò sữa được giữ lại trong sữa với hàm lượng rất ít, phần lớn lượng nitơ còn lại bị thất thoát ra ngoài theo chất thải (phân và nước tiểu). Vì vậy, việc cần làm trước mắt là phải “chuyển” (càng nhiều càng tốt) lượng nitơ có trong thức ăn “đến” nguồn sữa vắt.
Các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng rằng quan sát cặp mắt của gia súc có thể sẽ là cơ sở cho một thử nghiệm để khám phá khả năng nhiễm tác nhân gây bệnh bò điên.