Nông dân miền Tây canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậuĐậu xanh được mùa, dân vùng hạn lãi cao
Ngày 2.4, tại TP.Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các cơ quan nông nghiệp, nhà khoa học ĐBSCL, Công ty phân bón Bình Điền tổ chức lễ ra mắt chương trình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Theo ban tổ chức chương trình, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, đặc biệt là về cây lúa đang chịu ảnh hưởng nặng nề của những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Hạn, xâm nhập mặn đã làm nhiều diện tích lúa vụ vừa qua thiệt hại nặng nề, người dân mất trắng.
Vì vậy, việc ra mắt chương trình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” là một yêu cầu cần thiết, giúp người nông dân canh tác trong tình hình mới được thuận lợi hơn, giảm thiểu tối đa thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Chương trình trên sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 4.2016, tức là từ vụ lúa hè thu. Theo đó, mỗi địa phương ĐBSCL chọn ra nông dân, diện tích đất canh tác (đang bị nhiễm phèn, mặn, thiếu nước tưới,…) để tiến hành thực hiện.
Những nông dân này sẽ làm theo sự hướng dẫn của các nhà khoa học đến từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các đơn vị trực thuộc, Cục Trồng trọt (Văn phòng phía Nam), Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Viện lúa ĐBSCL, Trường ĐH.Cần Thơ và các đơn vị phối hợp có liên quan.
Trong quá trình sản xuất lúa, các nhà khoa học, cán bộ nông nghiệp các địa phương thường xuyên tổ chức thăm đồng, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn người dân các kiến thức cần thiết ứng phó với hạn, mặn.
Các nhà khoa học trình bày về tình trạng hạn, mặn ĐBSCL và giới thiệu về chương trình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”
Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, hiện nay, khí hậu nóng lên, khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt. Vì vậy, chương trình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” là một hành động rất sáng tạo, phù hợp vơi chủ trương của ngành nông nghiệp.
“Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia, nông dân và chính quyền địa phương vì vậy có sự tương tác, lan tỏa cao. Hoạt đông này nhằm ứng phó linh hoạt với tình hình thời tiết, giảm chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hạt lúa và cải thiện thu nhập cho bà con nông dân” - ông Thông đánh giá.
Cũng theo ông Thông, tham gia chương trình, nông dân sẽ được ngành nông nghiệp, cụ thể là Cục Trồng trọt phía Nam hỗ trợ cung cấp các thông tin về mùa vụ, quy trình canh tác, dịch hại và các biện pháp phòng trị…
Related news
Mặc dù không phải là quốc gia có điều kiện thuận lợi về chăn nuôi bò sữa, song nghề này đã góp phần tạo thu nhập lớn cho nhiều nông dân. Vậy chúng ta cần phải làm gì để vừa duy trì được đàn bò sữa trong nước, vừa đảm bảo cạnh tranh được với các sản phẩm sữa nhập khẩu khi Việt Nam đã tham gia TPP.
Từ vài hộ ban đầu, đến nay xã Đông La (Hoài Đức, Hà Nội) đã có hàng trăm hộ trồng hoa lan. Nhờ gắn bó với nghề này, nhiều hộ dân đã có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Ông Đỗ Văn Mão là người đầu tiên đưa giống bưởi Diễn về trồng với quy mô hàng hóa ở xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Từ trồng bưởi, gia đình ông Mão có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.