Nông Dân Lý Sơn Khốn Đốn Vì Hành Bị Hỏng Do Thời Tiết

Trước một vụ hành được cho là bội thu thì giờ đây người dân đảo Bé lại dở khóc, dở cười vì sự bất thường của thời tiết.
Hơn nửa tháng nay, hàng trăm hộ nông dân trồng hành tại đảo Bé, xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi như ngồi trên đống lửa, bởi hàng chục ha cây hành Thu Đông đang cho thu hoạch bị thối rữa vì nước mưa.
Những ngày này, người dân đảo Bé đội mưa gió thu hoạch hết diện tích hành Thu Đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo Bé, đâu đâu cũng thấy cây hành được chất thành đống phơi ngoài mưa gió và chờ mang ra biển đổ. Đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.
Bà Trần Thị Mai, ở đảo Bé cho biết, năm nay cây hành phát triển khá tốt. Khi thu hoạch, trời mưa liên tục khiến 3 sào hành gia đình bà gần như thối rữa hoàn toàn phải nhổ bỏ.
Bà Trương Thị Bông, ở đảo Bé cũng không tránh được thiệt hại. Vụ hành này gia đình bà thu hoạch 4 sào hành thì đã có hơn 3 sào chịu ảnh hưởng nước mưa và thối rữa hoàn toàn không bán được đành phải nhổ bỏ. “Vụ này đầu tư lớn vì giá giống, phân bón cao mà hành thì hư hết không biết lấy gì bù lại chi phí đã bỏ ra”- Bà Bông thở dài.
Không riêng gì gia đình bà Mai, bà Bông mà hàng trăm hộ nông dân trồng hành trên đảo Bé đều có chung cảnh ngộ. Bởi hơn 2 tháng qua, phải phơi mình đánh vật với nắng mưa, đầu tư nhiều tiền chăm sóc cho những ruộng hành thì giờ đành nhổ bỏ. Đối với nhiều gia đình ở đảo Bé, hành là nguồn thu nhập duy nhất, giờ đây trở nên điêu đứng.
Ông Phan Đình Phương, Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vụ hành Thu đông năm 2014 toàn xã gieo trồng trên 23 ha hành. Đầu vụ, cây hành phát triển tốt, tổng sản lượng ước đạt trên 150 tấn. Tuy nhiên vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, gặp mưa nhiều nên 80% diện tích hành của bà con nông dân đảo Bé bị thối rữa, sản lượng thu hoạch chỉ còn khoảng 38 tấn, mất 3/4 tổng sản lượng.
Mất mùa hành Thu Đông khiến cuộc sống của người dân xã đảo càng trở nên khó khăn. Sự bất thường của thời tiết đã đẩy hàng trăm hộ nông dân trồng hành trên đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi rơi vào cảnh khốn đốn.
Related news

Trong lúc người chăn nuôi heo đang loay hoay với bài toán thị trường thì việc liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo Phú Bình với Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) giúp người nuôi an tâm phát triển đàn heo.

Với quyết định táo bạo làm phòng máy lạnh nuôi lợn, thu nhập của chị Ngô Thị Chúc (46 tuổi) ở thôn Nam Sơn, Hoà Tiến, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã tăng gấp đôi.

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.