Nông dân đất Hải Dương chinh phục chủ trang trại Israel
Với trình độ học vấn chỉ mới hết lớp 7, anh Hát từng phụ việc ở xưởng cơ khí Bông Sen. Tại đây, những kiến thức về cơ khí, máy nổ bắt đầu “ngấm dần” vào đầu anh. Năm 2001, sau khi lập gia đình, anh Hát từng thuê 3ha ruộng trồng rau an toàn với kế hoạch làm giàu. Nhưng thời tiết bất lợi, thị trường bấp bênh, anh đành bỏ cuộc và đi lao động tại Israel để trả nợ. “Tại đất nước Israel-nơi có nền nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại tôi đã đề xuất với chủ trang trại cải tiến nhiều loại máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp... giúp chủ trang trại giảm được số lao động từ 25 người xuống chỉ còn 2-3 người…” - anh Hát nhớ lại.
Đầu năm 2012, anh Hát về nước và mở xưởng cơ khí. Từ sự đam mê, kết hợp với những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy trong thời gian lao động tại Israel, anh Hát đã liên tiếp tìm tòi, cải tiến và sáng chế ra hàng loạt máy móc nông nghiệp. Đó là bộ ép luống xoi rạch trồng rau các loại; cải tiến, chế tạo cày 2, cày 4 lưỡi; robot đặt hàng tự động trong gieo hạt. Với robot đặt hàng tự động đã giúp năng suất làm việc cao gấp 30-40 lần lao động thủ công, giúp tiết kiệm từ 20 - 30% hạt giống so với phương pháp gieo hạt thủ công. Với sáng chế này, anh đã đạt giải Nhất hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hải Dương” lần thứ 8; đạt giải Khuyến khích cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc” và giải Nhất cuộc thi “Nhà sáng chế số 9” năm 2014.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2015, anh Hát thiết kế, chế tạo thành công thiết bị đặt hạt bằng phương pháp kéo tay. Khi sử dụng thiết bị này sẽ giúp nâng cao năng suất lao động lên gấp 10-15 lần so với phương pháp gieo hạt bằng tay truyền thống. Ngoài ra, anh còn thiết kế, chế tạo thành công lò sấy nông sản bằng điện kiểu mới.
Tại Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV Hội Nông dân Việt Nam (giai đoạn 2010- 2015), anh Phạm Văn Hát đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng.
Related news
Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.
Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.