Nông dân Bến Cầu (Tây Ninh) trúng mùa bắp

Anh Nguyễn Văn Phong – Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất Công ty TNHH hạt giống CP Seeds Việt Nam, đơn vị hỗ trợ đầu tư và bao tiêu đầu ra cho nông dân, cho biết: Năm nay, trung bình mỗi ha trồng bắp của người dân tại huyện Bến Cầu đều đạt năng suất từ 8 tới 10 tấn, so với những năm trước thì vụ này năng suất tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha.
“Sở dĩ bắp trúng mùa là nhờ nông dân chăm sóc đúng kỹ thuật, đặc biệt là áp dụng phương pháp trồng 1 hàng đực 4 hàng cái nên cây thụ phấn tốt và cho hạt chắt, đều” - anh Phong, chia sẻ
Vụ bắp năm nay, công ty đầu tư trồng tại huyện Bến Cầu với diện tích 290 ha bắp, loại giống 8412. Với giá thu mua như hiện tại khoảng 8.900 đồng/kg, thì 1 ha bắp sau thu hoạch, sẽ đem về cho người dân gần 80 triệu đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất, người dân có lãi từ 40 - 50 triệu đồng.
Vụ bắp này, gia đình ông Phan Văn Hồng (ấp Long An, xã Long Thuận) phấn khởi vì bắp trúng mùa; với 1,5 ha bắp, chỉ hơn 3 tháng trồng, đã cho lãi gần 50 triệu đồng. Còn ông Nguyễn Văn Gần ngụ cùng địa phương với ông Hồng cho biết, năm nay năng suất cây bắp tăng cao nhất từ trước tới giờ. Nhờ có hỗ trợ đầu tư và bao tiêu sản phẩm đầu ra ngay từ đầu vụ nên nông dân không phải lo. Có thể thấy, nếu so với các loại cây trồng ngắn ngày khác thì cây bắp vẫn cho lợi nhuận hơn hết.
Trong những năm gần đây, do hiệu quả kinh tế từ cây bắp tương đối cao và ổn định hơn so với một số cây trồng khác. Công ty cũng có nhiều chính sách hỗ trợ như giống, thuốc trừ sâu và khoa học kỹ thuật cho người dân, đồng thời cũng đảm bảo việc bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch, chính vì thế mà người dân mong được mở rộng diện tích cây bắp trong thời gian tới.
Trao đổi với chúng tôi, anh Phong cho biết thêm, công ty cũng đang có chủ trương mở rộng thêm diện tích lên khoảng 700 ha vào vụ sản xuất tới.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Bến Cầu, vụ Đông xuân năm nay, toàn huyện trồng gần 500 ha bắp, tăng gần 200 ha so với các năm trước. Nguyên nhân là do một số cây nông nghiệp khác như cây thuốc lá vàng và một số cây rau màu khác bị sâu bệnh, dịch hại luôn ở mức cao, khiến chi phí đầu tư cho sản xuất tăng lên, ngược lại năng suất, sản lượng lại đạt thấp. Bên cạnh đó việc bao tiêu sản phẩm cũng khó khăn, nên người dân dần chuyển hướng sang trồng cây bắp.
Related news

Từ năm 2012, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ triển khai Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với mô hình “Cánh đồng lớn (CĐL) áp dụng 1 phải, 5 giảm” kết hợp đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất...

Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết: Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng đại trà. Năm nay, sầu riêng trên địa bàn huyện được mùa hơn mọi năm, nhưng chín muộn nên giá thấp hơn các năm trước.

Đây là sản phẩm mới của vùng đất đầu nguồn, xuất xứ từ mô hình “cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả” của ông Trịnh Thanh Trà (khóm Long Thạnh B, phường Long Thạnh) được hội viên, nông dân các xã, phường ở thị xã Tân Châu (An Giang) đánh giá cao từ nhiều năm nay. Bởi lẽ, bưởi da xanh, ruột hồng là loại “trái cây có múi” nổi tiếng...

Vụ lúa hè thu năm 2014, huyện Vĩnh Thạnh xuống giống hơn 25.000 ha, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Nhờ chủ động chọn giống lúa chất lượng cao, năng suất lúa tốt, giá bán ổn định nên hầu hết bà con nông dân đều có lãi.

Xã Phước An ( huyện Nhơn Trạch) từ lâu đã nổi tiếng về nguồn thủy sản nước lợ phong phú với nhiều loài được xem là đặc sản, như: tôm sú, cua xanh, bạch tuộc, cá nâu, cá hường…