Nỗi niềm người nuôi tôm công nghiệp!
Thực tế đó đặt người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) trên địa bàn huyện vào thế tiến thoái lưỡng nan, cá biệt có khá nhiều hộ thua lỗ liên tục nhiều năm liền, nợ nần chồng chất…
Nuôi càng nhiều, lỗ càng đậm
Cách đây 5 năm, tháp tùng cùng đoàn làm việc của Tỉnh ủy Cà Mau tham quan mô hình NTCN của Tổ hợp tác (THT) NTCN tại ấp Tân Long xã Tân Duyệt, chúng tôi rất phấn khởi về hiệu quả kinh tế từ mô hình mang lại. Ngày ấy, các thành viên chỉ mới nuôi thử nghiệm, diện tích nhỏ, nhưng lợi nhuận cao. Nay có dịp trở lại, THT đã được nâng lên thành hợp tác xã (HTX) NTCN ấp Tân Long, với thành viên nhiều hơn, diện tích lớn hơn, song nỗi buồn hiện rõ trên gương mặt mỗi thành viên HTX, bởi với tình hình giá cả, dịch bệnh như hiện nay, người NTCN lợi nhuận không là bao, thua lỗ, nợ nần thì nhiều.
Ông Lâm Văn Khiếm, Giám đốc HTX NTCN ấp Tân Long, xã Tân Duyệt: “Trước đây, người NTCN nuôi ít lãi nhiều, nay nuôi nhiều thì thua lỗ càng đậm. Năm 2010, HTX NTCN ấp Tân Long được thành lập, với 84 thành viên, diện tích trên 84ha. Đến nay, số lượng thành viên chỉ còn 29, với 27ha, trong đó có trên 50% diện tích ao đầm “treo”… Thực trạng này nhiều lúc đẩy người NTCN vào bế tắc. Bản thân tôi do nuôi không hiệu quả kéo dài hai năm liền, thua lỗ trên 2 tỷ đồng”.
Ông Ba Dũng, thành viên HTX Đoàn Kết, xã Tân Duyệt: Từ trước đến nay, chúng tôi nghe nói rất nhiều về liên kết 4 nhà trong sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phối hợp giữa “4 nhà” trong phát triển kinh tế đã qua chưa chặt chẽ và đồng bộ. Việc xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ còn hạn chế, giữa các nhà thật sự có những khoảng cách lớn. Tình hình NTCN gần đây rất tệ, dịch bệnh trên tôm liên tục xảy ra, song “nhà khoa học” vẫn chưa giúp dân cải thiện tình hình; giá tôm cũng thế “nhà doanh nghiệp” có lãi, nhưng dân thì lỗ lã. Đến khi cần vốn, chúng tôi tìm đến nhà đầu tư (ngân hàng), ngân hàng “ngán” nên từ chối cho dân vay tiền NTCN. Cảm giác của chúng tôi lúc này như “những đứa con bị bỏ giữa chợ”, không biết tìm ai cầu cứu.
Ông Nguyễn Văn Út, Tổ trưởng THT NTCN bằng chế phẩm sinh học, ấp Tân Phú, xã Tân Trung: Với tình hình giá cả tôm nguyên liệu thấp như hiện nay, trong khi chi phí điện tăng, giá vật tư nông nghiệp, con giống tăng theo, người NTCN bằng chế phẩm sinh học như chúng tôi lãi ít, có khi huề vốn thì người NTCN theo phương thức nuôi truyền thống sẽ khó có đường lời, chưa tính đến trường hợp rủi ro”.
Ông Lâm Văn Khiếm, Giám đốc HTX nuôi tôm công nghiệp ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, thẳng thắn bày tỏ những khó khăn, vướng mắc người nuôi tôm đang gặp phải với Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau.
Xở gỡ cho người nuôi tôm công nghiệp
Trước thực tế giá cả tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh, cùng với dịch bệnh, thiếu vốn tái đầu tư và tâm lý “sợ” thất bại… đã dẫn đến tình trạng nhiều hộ NTCN trên địa bàn Đầm Dơi chọn cách treo đầm. Diện tích đầm “treo” sẽ nuôi con gì cho phù hợp là nỗi trăn trở của rất nhiều hộ dân NTCN hiện nay và đây cũng là vấn đề đặt ra để các ngành chức năng vào cuộc giúp dân, trong chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp.
Theo ông Nguyễn Hữu Thạch, nông dân ấp Tân Lợi A, xã Tạ An Khương Nam: Diện tích NTCN trên địa bàn huyện ngày càng tăng, tuy nhiên hiệu quả chưa như mong đợi. Nhiều hộ dân đã phải đầu tư vài chục đến hàng trăm triệu đồng để cải tạo ao đầm, sau nhiều đợt nuôi thất bại, dân sợ lỗ nên không dám tiếp tục tái đầu tư, nếu bỏ trắng thì không cam. Nguyện vọng của bà con hiện nay là mong các ngành chức năng vào cuộc: Quản lý chất lượng giống đầu vào; chất lượng vật tư nông nghiệp; can thiệp nâng cao giá tôm nguyên liệu; hỗ trợ vốn, kỹ thuật, khuyến cáo lịch thời vụ nuôi; xử lý nghiêm tình trạng xã nước thải ô nhiễm ra môi trường nhằm nâng cao lợi nhuận cho nhân dân…”.
Ông Nguyễn Quốc Thống, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đầm Dơi: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có 150ha diện tích ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống. Nguyên nhân là do dịch bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra, tôm nuôi không đạt hiệu quả, người dân thua lỗ kéo dài, không còn vốn tái sản xuất. Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp huyện tham mưu với UBND huyện đề ra giải pháp phù hợp cho lộ trình sản xuất của bà con, nhất là hộ bỏ đầm tôm công nghiệp.
Một số biện pháp đặt ra là thay thế vật nuôi mới trên ao tôm công nghiệp: Nuôi cá bớp công nghiệp (đã tham quan mô hình tại Bạc Liêu), cá kèo, cá chẽm, sò huyết… nhằm tận dụng ao đầm bỏ trống, tái sản xuất, mang lại thu nhập cho nhân dân, mặt khác còn góp phần cải tạo ao đầm tốt hơn”.
Mong rằng với những giải pháp phù hợp, cùng với sự vào cuộc của các ngành chức năng sẽ góp phần “xoay chuyển tình thế”, mở ra hướng đi tích cực giúp người NTCN ở Đầm Dơi nói riêng và người NTCN trong tỉnh nói chung an tâm sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Related news
Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.
Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.
Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.
Dự án cần diện tích từ 200 - 250 héc ta, quy mô chuồng trại khoảng 15.000 - 20.000 con bò thịt. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự án khi hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 300 lao động địa phương. Hiện đoàn đã tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng tại hai huyện Hải Hà và Ba Chẽ.
Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.